Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h sáng nay:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 60,90-61,62 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 50.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 720.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 60,85-61,55 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua - bán vàng 700.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 60,90-61,60 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 200.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng 700.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.772,40 USD/ounce, giảm 15,9 USD/ounce so với phiên giao dịch sáng qua. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.110), tương đương 49,90 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 11,72 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trên thị trường quốc tế sụt giảm trong bối cảnh giới đầu tư đánh cược Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) không chỉ giảm mua trái phiếu mà sẽ đẩy nhanh việc tăng lãi suất.
Nhiều tổ chức cũng đưa ra dự báo rằng, FED sẽ sớm tăng lãi suất, bắt đầu vào khoảng tháng 1-2 năm sau. Lãi suất sẽ tăng lên mức khoảng 1,5% vào cuối năm sau, so với mức 0-0,25% như hiện nay.
Giới đầu tư cũng đang chờ đợi báo cáo chỉ số giá sản xuất tháng 11 của Mỹ, dự kiến tăng 0,5% so với tháng 10.
Thị trường đang đón đợi cuộc họp của FED để biết quan điểm của ngân hàng này đối với vấn đề lạm phát và lãi suất.
Vàng được xem là biện pháp phòng trừ rủi ro lạm phát nhưng lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi này.