EVN vội vàng kết luận đập thủy điện Sông Tranh 2 an toàn?!

Hôm nay, kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam kiêm Chánh văn phòng Ban PCLB Quảng Nam khẳng định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát đi thông cáo báo chí vào hôm nay cho rằng đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 không có vết nứt, vẫn an toàn là vội vàng, thiếu khách quan và không thuyết phục.

[links()] Hôm nay, kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam kiêm Chánh văn phòng Ban PCLB Quảng Nam khẳng định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát đi thông cáo báo chí vào hôm nay cho rằng đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 không có vết nứt, vẫn an toàn là vội vàng, thiếu khách quan và không thuyết phục. 

Đoàn công tác Quân khu 5 làm việc với Ban Quản lý dự án thủy điện 3 – EVN, chiều 26.3.
Đoàn công tác Quân khu 5 làm việc với Ban Quản lý dự án thủy điện 3 – EVN, chiều 26.3.
EVN đưa ra nguyên nhân nước rò rỉ, thấm qua thân đập là do nước thấm không được thu gom hết về các hành lang thu nước trong thân đập để dẫn ra hạ lưu. Tổng lưu lượng thấm của toàn công trình theo quan trắc vào thời điểm kiểm tra đo được khoảng 30 lít/s. 

Ông Tuấn phân tích: “EVN nói nước thấm qua thân đập chỉ khoảng 30 lít/s nhưng không giải thích rõ ràng đây là lượng nước thấm ở mức nước nào của lòng hồ và đo được vào thời điểm nào, vì cao trình của hồ chứa này là 175m so với mực nước biển. 

Mực nước trong lòng hồ chứa cao thì lượng nước thấm qua thân đập sẽ cao. EVN không giải thích rõ nước thấm qua thân đập do đâu? Trong khi nước thấm qua làm ướt cả thân đập, lỗi này có thể do thi công đầm nén bê tông không kỹ. EVN nói do tắc đường ống cũng không đúng, vì nước chảy qua thân đập rất trong, rất sạch, nước không có bụi bẩn như nước trong lòng hồ. Từ đó, chúng ta phải đặt giả thiết đập có bị nứt hay không?”.

Theo ông Tuấn, đập chính được bao bọc thân đập vùng thượng lưu và vùng hạ lưu bằng một lớp bê tông biến thái có chất lượng cao gấp nhiều lần so với bê tông của đập. Chỉ có thân đập vùng thượng lưu mới bị thấm nước, còn thân đập vùng hạ lưu sẽ không được phép thấm nước, nhưng đằng này, thân đập vùng hạ lưu của Thủy điện Sông Tranh 2 bị thấm nước ướt.  

Đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 vùng hạ lưu bị thấm ướt làm đóng meo mốc.
Đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 vùng hạ lưu bị thấm ướt làm đóng meo mốc.
“EVN đang dùng giải pháp tạm thời là bịt các vị trí chảy nước bằng cách bơm hóa chất vào ở vùng hạ lưu chỉ không cho nước xì ra, chảy đi chỗ khác thôi. Ai cũng biết, nếu chúng ta bịt các lỗ chảy nước vùng hạ lưu sẽ làm cho nước ứ đọng lại làm lan tỏa ra ướt hết bê tông, lâu ngày chất lượng bê tông sẽ giảm đi rất nhiều. Bê tông đã giảm thì đương nhiên chất lượng lẫn tuổi thọ đập giảm xuống. Để bắt đúng bệnh cho đập hiện nay, EVN nên mời các chuyên gia nước ngoài vào, họ làm việc một cách độc lập mới có kết luận chính xác, khách quan được”, ông Tuấn khẳng định. 

Cũng trong hôm nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương có thẩm quyền sớm kiểm tra, đề xuất giải pháp xử lý triệt để việc thấm nước qua đập chính Thuỷ điện Sông Tranh 2. Đồng thời, khảo sát, kiểm tra tổng thể để phân tích, đánh giá độ an toàn vận hành đập; lắp đặt hệ thống quan sát động đất tại khu vực công trình Thủy điện Sông Tranh 2, tiến hành nghiên cứu chi tiết về các tai biến địa chất khác liên quan để đưa ra những kiến nghị thích hợp cho việc vận hành nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2. 

Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam còn đề nghị Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng sớm có kết luận chính thức về việc công trình Thủy điện Sông Tranh 2 đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối; xác định rõ nguyên nhân thấm nước qua đập chính hồ thủy điện, giải pháp xử lý và các vấn đề khác có liên quan.

Liên quan đến công trình Thủy điện Sông Tranh 2 như báo chí đã từng thông tin, vào năm 2010, cơ quan công an bắt quả tang ông Trần Đức Mậu, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng thủy lợi 4 (Bộ NN-PTNT) nhận hối lộ 300 triệu đồng của một doanh nghiệp vận tải Hải Phòng tại Hà Nội. Doanh nghiệp vận tải này đã vận chuyển, bán vật tư cho một công ty khác để cung cấp cho công trình Thủy điện Sông Tranh 2. 

Được biết, trước khi làm Tổng giám đốc Công ty Xây dựng thủy lợi số 4, Trần Đức Mậu đã  từng giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4, Giám đốc Chi nhánh miền Trung - người trực tiếp chỉ huy công trường Thủy điện Sông Tranh 2.

Thiên Thanh

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.