Đồng tính nam vất vả chống lại sự kỳ thị

 Những người nam quan hệ tình dục đồng giới (man sex man - MSM) ở Việt Nam đang phải hứng chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành của chính những người thân trong gia đình họ và rộng hơn là toàn xã hội.

Những người nam quan hệ tình dục đồng giới (man sex man - MSM) ở Việt Nam vẫn đang phải hứng chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành của chính những người thân trong gia đình họ và rộng hơn là toàn xã hội.

“Bệnh hoạn” hay bản năng?

Các MSM vẫn đang bị kỳ thị ở nhiều nơi: Trong gia đình, nơi cư trú, trường học, nơi công cộng. Phản ứng của các gia đình khi biết con mình là MSM thường là đánh đập, xích con lại. Có MSM bị xích trong 2 tuần, có người bị xích đến 1 tháng, có gia đình đưa con đi bệnh viện tâm thần 1 tháng và cá biệt có trường hợp phải ở trong bệnh viện tâm thần đến 1 năm. Hầu hết các gia đình cấm đoán con giao du với các bạn, bắt con trở lại thành “con trai bình thường”.

Người đồng tính nam thường bị người thân ép phải sống “theo khuôn khổ”
Người đồng tính nam thường bị người thân ép phải sống “theo khuôn khổ”

Một người nam tình dục đồng giới ở Hải Phòng tâm sự: Bước vào tuổi dậy thì, anh ta đã nhận thấy mình chỉ có tình cảm với người đồng giới. Gia đình biết chuyện không tin và cương quyết bắt anh đi chữa bệnh. Tuy nhiên, sau khi được tư vấn, người này đã may mắn được gia đình thông cảm và được sống đúng với bản năng. Không suôn sẻ như thế, đa số người thân của các MSM khác đã chèn ép các MSM phải sống “theo khuôn khổ”, khiến người đồng tính suy nghĩ tiêu cực, thậm chí nảy cả ý định quyên sinh.

Nhiều MSM cho biết, họ đã phải bỏ học vì không thể chịu nổi áp lực tại trường học khi thầy cô giáo và các bạn phát hiện họ có tình cảm với người cùng giới. Có trường hợp chia sẻ việc bị thầy cô giáo mắng chửi trước lớp và toàn trường là “bệnh hoạn”. Phần lớn các MSM bị bắt nạt vì sự “khác biệt” ngay từ khi còn nhỏ. Các bạn học cùng khóa, trẻ em cùng lối xóm trêu chọc, tụt quần và làm họ xấu hổ trước nhiều người. Việc các MSM cùng chơi với nhau cũng bị can thiệp đến độ có MSM đã tự tử vì cô đơn và không chia sẻ với bạn mình được.

Nhiều rào cản với người đồng tính

Khi lớn lên thì việc tiếp cận của nhóm MSM tới các dịch vụ về HIV là một vấn đề rất đáng quan ngại. Vì không nhận thức được nguy cơ, họ thường quan hệ xô bồ và cho rằng không cần thiết phải sử dụng biện pháp bảo vệ.

“Bác sỹ nói thẳng vào mặt em sao mày lại làm như thế (quan hệ tình dục với nam giới - PV) và em rất xấu hổ dù lúc ấy chỉ có một mình bác sỹ với em thôi. Em cứ cúi mặt xuống đi thẳng ra ngoài và sau đó em không đến nữa” - một MSM ở Hà Nội nhớ lại.

Sự phân biệt đối xử với những người nam quan hệ tình dục đồng giới nói chung và ngay cả trong các cơ sở y tế đang đẩy các MSM lánh xa các dịch vụ chăm sóc y tế và hậu quả là, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) và HIV âm thầm lây lan. Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường, tỷ lệ nhiễm STI và HIV vào năm 2009 trong nhóm MSM ở Việt Nam là 14%.

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tình trạng bạo hành đối với những người MSM. Một nghiên cứu về bạo hành trên cơ sở giới và MSM do Chương trình phối hợp phòng chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) và Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số tiến hành cho thấy, không chỉ những người lạ bạo hành với MSM mà ngay cả những người quen biết trong cộng đồng nơi họ sinh sống, đặc biệt là gia đình cũng bạo hành với MSM. Tuy nhiên, đây là vấn đề hầu như chưa được thảo luận và đề cập đến trong những chương trình can thiệp về bạo hành trên cơ sở giới và bạo hành trong gia đình.

Nỗ lực để giải quyết

Việt Nam bắt đầu hành động để xóa bỏ những trở ngại đối với người MSM. Một bộ công cụ hướng dẫn tìm hiểu và giảm kỳ thị liên quan đến HIV với nhóm MSM do UNAIDS và Viện Nghiên cứu phát triển xã hội phối hợp xây dựng đang được sử dụng trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, các nhóm MSM ngày càng phát triển và họ trở nên tự tin hơn trong việc lên tiếng chống kỳ thị và phân biệt đối xử. Chủ nhiệm Câu lạc bộ Biển Xanh cho biết: Công việc chính của Câu lạc bộ là tích cực triển khai các hoạt động phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Câu lạc bộ nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, của chính quyền địa phương. Vì vậy, các thành viên hầu như không phải đón nhận bất cứ một sự kỳ thị nào cả và hoạt động của Biển Xanh đã thực sự mang lại hiệu quả.

Theo Chủ tọa nhóm công tác kỹ thuật quốc gia về MSM Phan Huy Hiển, “Nếu MSM không tự đứng ra để bảo vệ quyền của chính mình thì sẽ rất khó khăn để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử được hiệu quả”.

Thảo Hương

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.