Doanh nghiệp bất động sản kêu "bất công" khi bị ngân hàng "loại" khỏi danh sách ưu đãi giảm lãi suất

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Diễn biến phức tạp, kéo dài của dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các doanh nghiệp, cá nhân. Các ngân hàng đã hỗ trợ bên vay bằng cách giảm lãi suất cho vay, ưu đãi lãi suất 4%/năm. Tuy nhiên, trong danh sách các doanh nghiệp hưởng ưu đãi này của ngân hàng lại không có doanh nghiệp bất động sản...
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Doanh nghiệp bất động sản kêu “bất công” khi bị ngân hàng “loại” khỏi danh sách ưu đãi

Mới đây, các ngân hàng đồng loạt công bố các gói hỗ trợ như giảm lãi, cho vay ưu đãi lãi suất 4%/năm. Tuy nhiên đối tượng ưu tiên chỉ gồm các doanh nghiệp dệt may, da giày, dược, vật tư y tế, thương mại phân phối, bán lẻ, lúa gạo, thủy sản, vật tư nông nghiệp, vận tải, hàng tiêu dùng thiết yếu… Các ngân hàng còn lưu ý, việc giảm lãi suất trên không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá…

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành công văn số 3029/NHNN chỉ đạo đến các ngân hàng thương mại yêu cầu kiểm soát chặt chẽ dòng tín dụng đổ vào bất động sản. Điều này đã khiến các doanh nghiệp bất động sản phản đối mạnh mẽ, do doanh nghiệp bất động sản bị tác động kép, nhiều doanh nghiệp không còn vốn để duy trì hoạt động, phát triển các dự án mới.

Theo một doanh nghiệp bất động sản chia sẻ với báo chí: “Tôi thấy chương trình này có cái gì đó "sai sai" khi phân biệt đối tượng khách hàng vay. Bởi khách hàng nào cũng trả lãi sòng phẳng thậm chí cho vay bất động sản lãi suất còn cao hơn các ngành nghề khác. Các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng đã đồng hành và gắn bó chặt chẽ với nhau trong suốt một hành trình dài. Doanh nghiệp bất động sản đóng góp không nhỏ vào hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vậy mà khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì lại bị loại trừ ra khỏi các chương trình hỗ trợ.

Khi tôi hỏi thăm thông tin bên lề thì được phản hồi là để chống đầu cơ. Thực hư quan điểm này của ngân hàng không biết có chính xác không nhưng cách mà ngân hàng đang phân biệt khách hàng là không công bằng. Còn nhớ rất lâu trước đây bất động sản bị quy chụp không khác gì tội đồ, "lên bờ xuống ruộng" bởi các chính sách siết chặt. Sau một thời gian dài đấu tranh, cuối cùng bất động sản được trả về đúng vị trí của nó khi được thừa nhận đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, đóng góp khoảng 11% GDP và có tác động đến hơn 200 ngành nghề khác nhau. Vậy mà bây giờ khi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực này gặp khó lại bị thẳng thắn quy chụp là đầu cơ và bị bỏ rơi. Cái thành kiến này chẳng lẽ mãi vẫn không thay đổi được”.

Vị này cũng bức xúc và khẳng định, một dự án bất động sản khi phát triển hoàn thiện tạo ra bao nhiêu sản phẩm, tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, chưa kể các đóng góp thay đổi về môi trường sống, chất lượng sống cho người dân, đóng góp rất lớn cho ngân sách mà không được thừa nhận và hỗ trợ là không ổn. Gần đây nhất trong báo cáo khoản thu ngân sách lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2021 chính là từ chứng khoán và bất động sản.

Chia sẻ trăn trở về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà – Chủ tịch HĐQT Lộc Sơn Hà Land cho biết: “Theo tôi việc nhìn nhận doanh nghiệp bất động sản không nằm trong nhóm được hỗ trợ lãi suất lần này là một sự bất công cho các doanh nghiệp bất động sản.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Sơn Hà Land.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Sơn Hà Land.

Đã là doanh nghiệp trong giai đoạn thịnh vượng thì việc đóng thuế, tạo công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho cán bộ, nhân viên đã đóng góp chung cho quá trình phát triển đất nước. Khi dịch bệnh tới tất cả các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng như nhau và các doanh nghiệp bất động sản cũng đóng góp hàng trăm ngàn việc làm và chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp có được 'nguồn máu' để sống và phục hồi sau dịch.

Tuy nhiên việc cẩn trọng khi không cho dòng vốn đổ vào bất động sản giai đoạn này cũng không phải là không hợp lý bởi chúng ta đã từng thấy 1 giai đoạn nợ xấu bất động sản tăng và “bong bóng” bất động sản xuất hiện.

Nhà nước nên có chính sách phù hợp để doanh nghiệp bất động sản vẫn tồn tại và đủ sức vực dậy sau dịch mà vẫn kiểm soát được thị trường để nó phát triển một cách lành mạnh vì đây là một lĩnh vực có đóng góp lớn cho nền kinh tế”.

Chính sách giảm lãi nên ưu tiên ngành nghề bất động sản

Với vai trò là chuyên gia pháp lý – chính sách và luật sư của các doanh nghiệp bất động sản luật sư Nguyễn Văn Lộc (Chủ tịch LP Group) với cho rằng, chính sách không giảm lãi suất cho các doanh nghiệp bất động sản là không hợp lý và thiếu công bằng.

Mặc dù việc quyết định lãi suất tùy thuộc vào các ngân hàng để ưu tiên cho các nhóm khách hàng của mình, nhưng hãy dựa vào sự ổn định kinh tế vĩ mô và bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra để xem xét lại.

Luật sư Nguyễn Văn Lộc (Chủ tịch LP Group).

Luật sư Nguyễn Văn Lộc (Chủ tịch LP Group).

Theo luật sư Nguyễn Văn Lộc, Nghị Quyết 88/NQ-CP Phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021, ghi nhận rằng “Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước đạt 68% dự toán năm, tăng 15,6%. Thị trường tiền tệ, ngoại hối tương đối ổn định, lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm, tăng trưởng tín dụng phục hồi tích cực.” Có thể nhận thấy rằng, đóng góp vào khoảng ngân sách lớn để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng tín dụng chính là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản khi các ngành sản xuất và dịch vụ khác bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh.

Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước “thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Để làm được điều đó, ngân hàng cần tạo mọi điều kiện để giữ ổn định và hỗ trợ của thị trường bất động sản đang khó khăn

Bên cạnh đó, ngoại trừ nhóm các doanh nghiệp bất động sản đang có sản phẩm bán ra trong mùa dịch, đa số còn lại sẽ chịu tác động kép nếu ngân hàng không hỗ trợ lãi suất. Nghị định 52/2021/NĐ-CP vừa qua không xếp doanh nghiệp bất động sản là ngành sản xuất là điều bất hợp lý. Xét thực tế, ngoại trừ đất hoang hóa bỏ trống, có loại đất nào đang không tham gia vào quá trình sản xuất để tạo giá trị xã hội? Không thể xác định kinh doanh bất động sản là ngành dịch vụ như hiện nay để “máy móc” áp dụng loại bất động sản ra các chính sách ưu đãi.

Vì lẽ vậy, chính sách tiền tệ ở thượng tầng phải công bằng và thống nhất với tất cả các nhóm doanh nghiệp, đó là chưa kể phải ưu tiên vì lĩnh vực bất động sản đóng góp nguồn thu lớn nhất cho hệ thống ngân hàng.

Cũng theo luật sư Lộc, điều quan trọng hơn cả là tác động xã hội nếu bất động sản đang thiếu nguồn lực hỗ trợ từ ưu đãi thuế và lãi suất. Nếu các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khi không còn giải pháp nào khả quan, họ có cơ sở để thay đổi chính sách với đối tác và khách hàng theo hướng người mua cùng chia sẻ rủi ro, khó khăn với mình. Người mua nhà hay người vay cho mục đích bất động sản gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng chung đến hàng triệu người.

Luật sư Lộc cũng gợi ý cho các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động xác định nhóm doanh nghiệp của mình theo cách xác định nhóm doanh nghiệp cụ thể. Từ đó chứng minh với ngân hàng và các đơn vị liên quan (đặc biệt là cơ quan thuế) đề xuất ưu đã khi thuộc nhóm doanh nghiệp cần được hỗ trợ, nếu doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch bằng các định lượng cụ thể.

Theo thống kê ngành bất động sản đóng góp khoảng 7 - 8% GDP cả nước và có liên quan đến hơn 35 ngành nghề khác, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người. Tuy nhiên, gần 2 năm nay, do dịch bệnh COVID-19 phức tạp làm ảnh hưởng lớn tới ngành nghề bất động sản.

Theo một số ý kiến của các doanh nghiệp bất động sản, dù có thể vẫn còn tài sản nhưng việc kẹt tiền, kẹt vốn, kẹt thanh khoản khiến các doanh nghiệp bất động sản có thể bị “chết” trên đống tài sản của chính mình. Vì vậy, khi được tiếp cận tín dụng và các khoản vay ưu đãi hơn lúc nào hết chính là “oxy tín dụng” cấp cứu cho doanh nghiệp. Thế nhưng, với chính sách như trên của các ngân hàng, có thể nói, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đang có nguy cơ bị “ngạt thở”.

Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.