Bất động sản vẫn phát triển mạnh mẽ dù ngân hàng siết chặt vốn vay

(PLVN) - Dù ngân hàng có siết cho vay bất động sản (BĐS) thì sẽ vẫn có những dòng vốn khác đổ vào lĩnh vực này. Thị trường BĐS được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là cơ hội tốt cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam.
Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên 2019
Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên 2019

Cơ hội cho DN Việt Nam

Tại diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên diễn ra ngày 19/12, Chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng kinh tế Việt Nam đang nhảy qua quá trình công nghiệp để tiến vào lĩnh vực dịch vụ.

“Một nghiên cứu cho thấy nếu tính độ mở của nền kinh tế, với Mỹ là 14%, Trung Quốc 19%, Đức 43% thì Việt Nam cao nhất thế giới với 78%. Ít có ngành hàng công nghiệp nào có thể cạnh tranh được với các đối thủ từ bên ngoài”, ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cũng cho rằng ngoài lĩnh vực đặc thù là hàng không và viễn thông thì lĩnh vực BĐS đang là “mảnh vải” duy nhất mà các doanh nghiệp (DN) trong nước có cơ hội phát triển. “BĐS là cơ hội lớn và dài hạn, còn lại ít ỏi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành thị trường của Việt Nam”, ông nói.

TS Lê Xuân Nghĩa: 'BĐS là lĩnh vực ít ỏi còn lại cho DN Việt Nam phát triển'
TS Lê Xuân Nghĩa: 'BĐS là lĩnh vực ít ỏi còn lại cho DN Việt Nam phát triển'

Vị chuyên gia này cho rằng thị trường BĐS hiện nay đang gặp một số vấn đề liên quan đến pháp lý, dòng vốn, tuy nhiên đây chỉ là những “điểm nghẽn” nhất thời. BĐS sẽ vẫn là lĩnh vực phát triển ở mức cao do nhu cầu nhà ở lớn, ngành du lịch phát triển, tính thanh khoản cao. Dân số Việt Nam trẻ, nhu cầu nhà ở tại đô thị còn rất cao cũng là những lí do khiến BĐS sẽ tiếp tục đà tăng trưởng.

Bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc thị trường Hà Nội – JLL Việt Nam cho biết, thị trường BĐS Hà Nội trong những năm qua rất nhộn nhịp. Các dự án chung cư từ năm 2010 đến nay mọc lên với mật độ dày đặc cả từ trung tâm đến rìa trung tâm.

Trong năm 2019, tính đến 9 tháng đã có 270.000 căn hộ được chào bán trên thị trường. Giá bán tăng trưởng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường đón nhận 11.000 căn hộ riêng quý 4/2019. Vị này dự báo, xu hướng nhà đầu tư sẽ mở rộng ra các dự án ngoại ô. Người mua không chỉ mua để ở mà còn mua để đầu tư. Giá thuê căn hộ, văn phòng đều đang tăng trưởng. Tại TP HCM, thị trường BĐS cũng diễn ra sôi động.

Không lo dòng vốn

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước có Thông tư 22, quy định giảm mức vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đối với lĩnh vực BĐS. Nhiều ý kiến cho rằng việc ngân hàng “siết” cho vay BĐS sẽ khiến thị trường bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo Chuyên gia Kinh tế Cấn Văn Lực, việc điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều đến DN BĐS.

“Nhiều anh chị băn khoăn vốn vào BĐS khi có Thông tư 22 là nhìn nhận hơi thận trọng. Tôi nhìn nhận dòng vốn này rất tích cực”, ông Lực nói và cho rằng không phải tín dụng ngân hàng giảm đối với BĐS. Thực tế, theo số liệu 10 tháng 2019 cho thấy vay kinh doanh BĐS vẫn tăng 5,5%, cho vay mua nhà, sửa nhà tăng 19,6%. 

“Năm nay, Chính phủ chỉ đạo gộp cho vay BĐS và vay mua nhà, sửa nhà vào thành cho vay BĐS. Như vậy thực tế là tăng 14,5%, cao hơn bình quân cho vay của hệ thống ngân hàng hết 10 tháng 2019 là khoảng 10%”, ông Lực phân tích và cho rằng nếu so sánh với khu vực thì đây là tỷ lệ chấp nhận được. 

TS Cấn Văn Lực: 'Nhiều dòng tiền đổ vào lĩnh vực BĐS'
TS Cấn Văn Lực: 'Nhiều dòng tiền đổ vào lĩnh vực BĐS'

Ngoài vốn vay tín dụng, theo ông Lực, vốn từ tư nhân được huy động vào lĩnh vực BĐS rất lớn. Trong 11 tháng 2019 có 7,3 nghìn DN BĐS thành lập mới, vốn tăng 27,5%. Vốn FDI, tổng cả hai dòng vốn đăng ký mới và góp vốn là 4,8 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam).

Ngoài ra, DN có kênh huy động vốn khác là phát hành trái phiếu DN. Trong 11 tháng năm 2019, DN BĐS phát hành trái phiếu đạt 71.000 tỷ đồng. “Đây là mức ấn tượng trong năm qua và là một dòng vốn quan trọng”, ông Lực nói và cho rằng trong tương lai các quỹ tài chính sẽ có cơ hội phát triển tốt. Đây cũng sẽ là kênh huy động vốn hiệu quả với DN BĐS.

Đồng tình với quan điểm của ông Lực, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng những năm qua thị trường ngân hàng ổn định, năng lực tài chính các ngân hàng thương mại tăng gấp đôi, đạt mức quân bình của Đông Nam Á, tỷ lệ lãi ròng trên vốn tăng cao.

“Thị trường ngân hàng ổn định tác động tích cực cho thị trường BĐS”, ông Nghĩa nói và cho biết, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có thắt chặt, nhưng mức độ thắt chặt vẫn còn khá lỏng và chưa ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường BĐS. “Chúng tôi đã nghiên cứu và chưa thấy có hiện tượng đóng băng cũng như hiện tượng “bong bóng” trong thị trường BĐS”, ông Nghĩa nói.

GS Đặng Hùng Võ: 'Cần sớm tháo gỡ các điểm nghẽn về pháp lí để BĐS phát triển ổn định'
GS Đặng Hùng Võ:  'Cần sớm tháo gỡ các điểm nghẽn về pháp lí để BĐS phát triển ổn định'

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết, trong năm 2019 các dự án BĐS mới được cấp phép rất ít do ảnh hưởng của việc siết chặt pháp lý. Hiện nay, các dự án BĐS đang được triển khai chủ yếu do được cấp phép từ những năm trước đó.

Khoảng 2-3 năm nữa, nếu việc cấp phép các dự án tiếp tục gặp khó khăn thì thị trường BĐS sẽ gặp vấn đề lớn khi cung giảm nhanh trong khi cầu vẫn lớn. “Vấn đề với BĐS hiện nay không phải là vốn mà là vấn đề pháp lý. Nhà nước cần sớm tháo gỡ điểm nghẽn này”, vị GS nói.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Những điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 áp dụng từ ngày 01/8/2024

(PLVN) - Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Kể từ ngày 01/8/2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực thi hành, nhiều điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ được áp dụng.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐH Luật TP HCM và Đoàn Luật sư Tỉnh Khánh Hoà trong khuôn khổ hội thảo.

Luật mới có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp bất động sản

(PLVN) -  TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM cho rằng, mặc dù trong nhiều năm qua, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn đang gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, nhưng với những sự thay đổi trong các văn bản pháp luật trụ cột của ngành gần đây, bức tranh bất động sản đang dần có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp…
UBND tỉnh Hải Dương tìm phương án tháo gỡ cho những nhà đầu tư

Rất nhiều dự án của Hải Dương đang chậm tiến độ

(PLVN) - Ngày 24/6, UBND tỉnh Hải Dương họp phiên thường kỳ tháng 6 (lần 8) để nghe và cho ý kiến một số nội dung báo cáo của các sở, ngành. Trong đó có báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương về các dự án chậm tiến độ do UBND các huyện, thị xã, thành phố chấp thuận đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng cao tốc kêu lỗ ở một số hạng mục. (Ảnh: PV)

Doanh nghiệp 'kêu than' vì định mức xây dựng thấp, Bộ Xây dựng nói gì?

(PLVN) - Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng giao thông và dân dụng trong những năm gần đây đều “kêu than” vì định mức xây dựng được quy định đang thấp hơn so với thực tế, khiến nhiều hạng mục doanh nghiệp phải bù lỗ. Bộ Xây dựng đang dự thảo sửa đổi nghị định về định mức ngành xây dựng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện các dự thảo Nghị định. (Ảnh: VGP)

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý hoạt động sàn bất động sản

(PLVN) -  Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 đáp ứng cho nhu cầu nhà ở XH trên địa bàn TP Hải Phòng.

Hải Phòng: Chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Nhằm triển khai kịp thời các Nghị quyết của Thành uỷ, HĐND TP, Quyết định của UBND TP về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; bám sát các chỉ đạo tại Chương trình công tác năm 2024 của Thành uỷ và UBND TP, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, nội dung theo quy định, Hải Phòng đang chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân tại các chung cư cũ… Hiện thực hoá mục tiêu này, Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 với quy mô 4.456 căn nhà ở xã hội đang đẩy nhanh tiến độ.
Một dự án NƠXH trên địa bàn TP.Hà Nội.

Hà Nội đề xuất thêm 9 khu nhà ở xã hội

Sở QH-KT Hà Nội đã đề xuất mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung, với tổng quy mô diện tích đất nghiên cứu quy hoạch gần 669 ha tại 8 quận, huyện: Hà Đông, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín.
Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

(PLVN) - Ngày 11/6, đại diện Phòng quản lý đô thị (QLĐT) TP Đà Lạt đã có buổi làm việc với chủ đầu tư công trình Toà nhà CLB golf ở Đồi Cù, các nhà thầu thi công về việc tháo dỡ các công trình sai phạm xôn xao dư luận thời gian qua. Chủ đầu tư nêu ý kiến được triển khai tháo dỡ ngay nhưng theo đại diện UBND TP Đà Lạt thì chưa thể triển khai ngay do cần hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Các chuyên gia chia sẻ thông tin tại chương trình. (Ảnh: TTXVN)

Thực thi 3 Luật mới liên quan đến bất động sản: Khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn

(PLVN) - Các Luật sửa đổi liên quan đến thị trường bất động sản như: Đất đai, Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Việc thực thi các Luật mới này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những “điểm nghẽn” về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn.