Doanh nghiệp ngày càng chuộng dùng ngân hàng điện tử

(PLO) - Không mất thời gian chờ đợi, không sợ phiền hà, đặc biệt không mất chi phí, chỉ cần vài cú di chuột hay thao tác trên điện thoại, doanh nghiệp có thể giải quyết được hầu hết giao dịch ngân hàng chỉ bằng một chiếc máy tính hoặc điện thoại nối mạng. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp coi ngân hàng điện tử (Internet Banking) là “trợ thủ đắc lực” trong quản lý tài chính, đặc biệt vào các dịp cao điểm cuối năm.
Doanh nghiệp ngày càng chuộng dùng ngân hàng điện tử

Internet banking – Cứu tinh cho chủ doanh nghiệp bận rộn

Với sự phát triển của công nghệ, chưa bao giờ giao dịch ngân hàng lại thuận tiện như hiện nay. Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nhất Nam cho hay, vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường rất bận, vừa phải lo đơn hàng, vừa phải kiểm soát thu chi, thanh toán nợ nần, trả lương thưởng cho công nhân…

Trước đây, có những thời điểm, ngày nào cán bộ của công ty cũng phải “trực chiến” ở ngân hàng, rất mất thời gian. Thế nhưng, từ ngày sử dụng ngân hàng điện tử, nhân viên của công ty chỉ cần vài chục phút để hoàn tất các giao dịch ngân hàng.

“Thời gian là tiền bạc, tốc độ là cơ hội của doanh nghiệp, nhiều khi chỉ chậm một chút là doanh nghiệp cũng có thể để mất cơ hội. Internet Banking giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, an toàn, thuận tiện, lại có thể quản lý tài chính mọi lúc, mọi nơi”, bà Hà nói.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh công nghệ 4.0 lên ngôi, các doanh nghiệp cũng phải ứng dụng công nghệ số vào quản trị, vận hành và nâng cao hiệu quả hoạt động. Giao dịch điện tử không chỉ là xu hướng không thể tránh mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của các doanh nghiệp với khách hàng.

Thông qua kênh này, khách hàng được đáp ứng hầu như đầy đủ và ngay lập tức mọi nhu cầu, từ việc chuyển khoản, tra cứu số dư, thanh toán đến quản lý thu chi, nộp thuế, chi trả lương… Nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng của mà lượng giao dịch qua kênh này tăng mạnh mấy năm gần đây. 

Theo Ts. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, đã qua thời người dân, doanh nghiệp “xếp hàng” ở các chi nhánh đợi đến lượt giao dịch. Với sự phát triển của công nghệ, thanh toán điện tử là xu hướng chung của thế giới và Việt Nam không đứng ngoài cuộc. Thực tế, tỷ lệ người sử dụng ngân hàng điện tử của Việt Nam cũng đã tăng rất nhanh từ mức 21% năm 2015 lên mức trên 80% vào năm ngoái. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên chóng mặt nhờ sự vào cuộc tích cực của các ngân hàng.

 Loại bỏ nỗi lo về phí cho doanh nghiệp

Lượng giao dịch thông qua internet tại Việt Nam – theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước- đã tăng hơn 50% vào năm ngoái. Với một số doanh nghiệp, Internet Banking cũng trở thành một công cụ không thể thiếu. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp e ngại với kênh giao dịch tiện ích này.

Ông Vũ Văn Nam, Giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tâm cho hay, không thể phủ nhận hiệu quả mà Internet Banking mang lại, nhất là với các doanh nghiệp thường xuyên phải thực hiện các giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên, ông Nam cũng cho hay, điều làm các doanh nghiệp băn khoăn nhất hiện nay là các loại phí liên quan đến kênh giao dịch này vẫn còn khá cao.

“Trước đây, chúng tôi mở tài khoản tại một ngân hàng lớn. Tuy nhiên, mức phí mà ngân hàng này áp dụng khá cao. Với công ty có tần suất giao dịch khá thường xuyên như chúng tôi, phí giao dịch ngân hàng mỗi tháng lên tới tiền triệu. Chính vì vậy, chúng tôi vừa chuyển sang mở tài khoản tại một ngân hàng TMCP khác có mức phí ưu đãi hơn”.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện có gần 70 ngân hàng thương mại trên thị trường đã cung ứng dịch vụ internet banking và luôn luôn cải tiến, nâng cao tiện ích để người sử dụng thuận tiện, an toàn hơn.  Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt về công nghệ, mức phí mà mỗi ngân hàng đưa ra cũng rất khác nhau.

Thời gian gần đây, để tăng sức cạnh tranh, đồng thời để đáp ứng nhu cầu giao dịch của doanh nghiệp, một số ngân hàng đã đưa ra những chương trình ưu đãi, miễn giảm phí rất hấp dẫn nhắm vào đối tượng khách hàng này.  

Gần đây nhất, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) đã triển khai siêu tài khoản ZERO+ với những ưu đãi không giới hạn trên Internet Banking. Theo đó, khách hàng sẽ được hưởng “combo 0” đầy hấp dẫn: 0 đồng phí, 0 giới hạn ưu đãi, 0 chờ đợi và 0 khoảng cách.

Theo đó, doanh nghiệp sở hữu tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritime Bank được miễn rất nhiều loại phí: Chuyển tiền trực tuyến nội bộ và liên ngân hàng; Phí thường niên Internet banking năm đầu tiên; Phí giao dịch nộp thuế điện tử nội địa & hải quan; Phí dịch vụ Thanh toán lương tới 5000 tài khoản/lần, thanh toán theo lô trực tuyến.  Hạn mức giao dịch của Doanh nghiệp siêu khủng chuyển tiền tới 100 tỷ đồng/ngày cùng công nghệ bảo mật nhiều lớp, an toàn hiện đại. .

Ngoài ra, phục vụ doanh nghiệp, đặc biệt trong mùa kinh doanh cuối năm nay,  ngân hàng này còn được cung cấp nhiều dịch vụ, giải pháp tài chính tiện ích và toàn diện phục vụ hiệu quả cho doanh nghiệp như: Quản lý tiền tệ, Tài trợ thương mại, Thanh toán quốc tế, Tín dụng với ưu đãi lãi suất từ 6.99%/năm…

Trong bối cảnh nhiều ngân hàng đua nhau tăng phí, việc một số ngân hàng giảm phí, ưu đãi cho doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp mạnh dạn trải nghiệm và sử dụng internet banking như một kênh giao dịch chính của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả vận hành, quản lý tài chính doanh nghiệp.

Còn đối với ngân hàng, chiêu cạnh tranh này sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Việc mở rộng khách hàng mới, cộng với liên tục áp dụng những công nghệ hiện đại, internet banking sẽ là vũ khí để các ngân hàng đến gần hơn với khách hàng của mình.

Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.