Chậm cấp sổ hồng tại dự án Khu nhà ở An Đông: Thừa Thiên - Huế đề nghị Tổ công tác Thủ tướng hướng dẫn gỡ vướng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dự án Khu nhà ở An Đông (TP Huế, Thừa Thiên – Huế) được đánh giá vị trí đắc địa, nhiều người mua đã trả tiền đầy đủ, đúng hạn cho nhà đầu tư; nhưng đến nay có hộ sống ổn định tới 9 năm vẫn chưa có “sổ hồng”.
Một góc dự án Khu nhà ở An Đông.
Một góc dự án Khu nhà ở An Đông.

Hơn chục phiên họp, quan điểm chưa thống nhất

Bà Nguyễn Thị Hương (61 tuổi, lô F21) cho rằng đã nhiều lần gặp nhà đầu tư đòi sổ nhưng chỉ nhận được trả lời “gần có”. Cùng chung cảnh ngộ, bà Lê Thị Mai (50 tuổi, lô F8) mua đất dự án từ 2014, hai năm sau hoàn thiện nhà. “Lúc xây nhà, Cty hứa xây xong sẽ giao sổ hồng nhưng đến nay vẫn chưa thấy đâu. Nhà tôi đã trả đến 95% giá trị hợp đồng nhưng đến nay vẫn chưa có mẩu giấy lận lưng”, bà Mai nói.

Bà Nguyễn Thị Lan (65 tuổi, Lô F10) sống ở đây đã gần 8 năm; chồng đau ốm, việc chữa trị gặp khó khăn vì thiếu tiền. Có những lúc bà định thế chấp nhà cho ngân hàng hoặc bán nhà để lo cho chồng, nhưng không thể vì chưa có sổ.

Khu nhà ở An Đông cũng là nơi không ít cán bộ Thừa Thiên - Huế chọn làm nơi an cư, cùng chung cảnh ngộ “dài cổ” chờ sổ hồng.

Theo Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế, dự án Khu nhà ở An Đông lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu thực hiện dự án có sử dụng đất. Dự án do BQL khu vực phát triển đô thị (nay là BQL Dự án đầu tư xây dựng & phát triển đô thị tỉnh) làm bên mời thầu.

Theo đề nghị của Sở KH&ĐT, ngày 20/5/2010, UBND tỉnh có Quyết định 925/QĐ-UBND lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án. Sau đó, BQL Khu vực phát triển đô thị đã ký hợp đồng với DN trúng thầu là Cty CP đầu tư An Dương (nhà F11, đường Âu Lạc, khu nhà ở An Đông).

Dự án có một phần diện tích đất thuộc phường An Đông, TP Huế và một phần đất thuộc phường Thủy Dương, TX Hương Thủy. Hiện trạng khu đất trước khi thực hiện dự án chủ yếu là đất nông nghiệp.

Theo phương án quy hoạch chi tiết thực hiện dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt, diện tích đất thực hiện dự án 13,5 ha, quy mô dân số 2 - 4 nghìn người. Chủ đầu tư phải xây nhà theo mẫu được duyệt trước khi chuyển nhượng cho người dân 179 căn nhà liên kế, biệt thự; và được phép phân lô bán nền cho người dân tự xây nhà theo mẫu được duyệt 122 lô đất.

Tổng mức đầu tư dự án 427,3 tỷ. Trong đó, chi phí đầu tư trên đất 305,8 tỷ; GPMB 36 tỷ; xây hạ tầng kỹ thuật 85,5 tỷ. Số tiền phải nộp vào ngân sách 51,8 tỷ. Tiến độ đầu tư 84 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng.

Lý giải việc chậm cấp sổ, lãnh đạo Sở TN&MT thông tin, dự án được lựa chọn nhà đầu tư và triển khai thực hiện trước thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực. Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 69/2009/NĐ-CP, với dự án này, tại thời điểm có kết quả lựa chọn nhà đầu tư, UBND tỉnh không phải ra quyết định giao đất. Căn cứ pháp lý nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án là Quyết định công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư và Hợp đồng thực hiện dự án.

Theo hợp đồng đã được ký kết, nhà đầu tư ứng vốn để tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB tạo quỹ đất sạch.

Về thủ tục để được cấp sổ đỏ, khi Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành có hiệu lực; không có hướng dẫn xử lý chuyển tiếp việc cấp sổ đỏ cho trường hợp dự án đã có kết quả trúng đấu thầu, đấu giá tại thời điểm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực.

Ông Dương Văn Thành (Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai) cho rằng, cơ quan chức năng Thừa Thiên - Huế rất quan tâm việc trên, đã có hơn chục phiên họp nhưng đến nay quan điểm chưa thống nhất.

“Với dự án đó, hiện DN khổ, người mua cũng vậy. Tỉnh đang loay hoay tìm phương án, làm sao để thống nhất được quan điểm, vừa đúng pháp luật, vừa để không bên nào thiệt thòi”, ông Thành nói.

UBND tỉnh đã có văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính

Về vấn đề tài chính liên quan dự án, một lãnh đạo Sở Tài chính cho biết, theo Luật Đất đai 2003 và 2013 thì nghĩa vụ tài chính được xác định căn cứ vào Quyết định giao đất cho nhà đầu tư. Dự án này có trước Luật Đất đai 2013, không áp dụng hình thức ban hành Quyết định giao đất (mà áp dụng quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, trúng đấu giá) và trên thực tế việc giao đất cho nhà đầu tư được tiến hành từng phần trên cơ sở quỹ đất GPMB. Do vậy, thời điểm xác định nghĩa vụ tài chính cho nhà đầu tư nếu căn cứ vào thời điểm bàn giao đất thực tế thì không thể xác định được giá đất. Tỉnh từng đề nghị Bộ Tài chính, Cục Quản lý Công sản hướng dẫn gỡ rối vướng mắc trên của dự án.

Nhiều hộ dân trình bày bức xúc vì nhiều năm nay mua nhà sinh sống mà chưa có sổ.

Nhiều hộ dân trình bày bức xúc vì nhiều năm nay mua nhà sinh sống mà chưa có sổ.

Ngoài ra, dự án được triển khai thời điểm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, nên một số quy định liên quan tiến độ thu nộp tiền SDĐ làm cơ sở nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính; đến nay đã hết hiệu lực thi hành.

Ông Trần Bá Mẫn (Phó GĐ Sở Tài chính), cho hay, theo xác nhận của cơ quan thuế, đến nay nhà đầu tư đã tạm nộp một phần tiền SDĐ vào ngân sách tỉnh. “Nhà đầu tư không chây ì mà là do cơ chế, vì thời gian đó theo Thông tư 192/2009/TT-BTC cho phép nhà đầu tư chậm nộp cũng được (nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho DN vì làm dự án đã tốn nhiều tiền, nộp tiền “một cục” sợ DN không còn sức - NV)”.

“Dự án này không có quyết định giao đất nên không biết chọn giá nào để thu. Nếu chọn giá hiện tại thì cao lắm, DN sao chịu được vì họ đã bán sản phẩm cho dân từ nhiều năm trước. Do cơ chế chưa rõ ràng nên hiện chưa có ai dám quyết; làm như thế nào cũng khó. Mong rằng lãnh đạo tỉnh cũng như ban ngành Trung ương nghiên cứu, đưa ra hướng tháo gỡ cho hợp tình, hợp lý”, ông Mẫn nói.

Mới đây, ông Phan Quý Phương (Phó Chủ tịch UBND tỉnh) đã có văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính, trong đó nói rõ nguyên nhân vướng: “Hiện nay, nhà đầu tư nhiều lần đề nghị nộp tiền SDĐ để được cấp sổ đỏ. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành rà soát tham mưu, nhưng có 2 nội dung vướng mắc: Thứ nhất, không có quyết định giao đất. Thứ hai, tại thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, dự án chưa nộp đủ số tiền SDĐ vào ngân sách tỉnh thì xem như chưa thu và không được chuyển tiếp theo Thông tư 192/2009/TT-BTC. Do đó, UBND tỉnh chưa thể phê duyệt giá đất và cơ chế nộp tiền SDĐ”.

Trả lời PLVN, ông Phương cho hay UBND tỉnh vẫn đang giao cơ quan tham mưu tiếp tục thực hiện rà soát với dự án này, gần đây nhất là Thanh tra tỉnh, làm sao đó để giải quyết sự việc phù hợp pháp luật. “Tỉnh cũng đang cho ban ngành tổng hợp quá trình từ đầu của dự án đến giờ. Sau đó, tỉnh sẽ hỏi lại các Bộ liên quan, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ nhờ tháo gỡ khó khăn”, ông Phương nói.

Về phía DN, đại diện Cty An Dương là ông Nguyễn Viết Minh Phú (Trợ lý Tổng GĐ) thông tin, dự án bắt đầu triển khai từ 2011 sau khi trúng đấu thầu công khai; đến 2014 bắt đầu mở bán hàng. Dự án có 301 sản phẩm, do gặp vướng nên đến nay còn một số sản phẩm chưa bán được.

“DN làm xong hạ tầng, đã bàn giao nhà cho dân, cam kết sẽ giao sổ, nhưng vì gặp chuyện này nên bị giảm uy tín, mong khách hàng thấu hiểu. Cty hoàn toàn không “chây ì” nghĩa vụ tài chính. Mong cơ quan nhà nước sớm tháo gỡ khó khăn. Chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và đề nghị cơ quan chức năng cấp sổ để sớm bàn giao cho khách hàng”, đại diện DN nói.

Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.