Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

- Thưa ông, thời gian qua vấn đề xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 được dư luận đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, nhiều địa phương còn lúng túng, vướng mắc trong quá trình triển khai, vì sao có tình trạng này?

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân: Một trong những nội dung mang tính đột phá của Luật Đất đai 2024 là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai. Trong đó, có nội dung điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Do là chính sách đột phá, phân cấp mạnh mẽ, triệt để và nhiều điểm mới nên thời gian đầu không tránh khỏi một số khó khăn, vướng mắc, lúng túng tại các địa phương.

Những vướng mắc chủ yếu liên quan đến quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024. Khoản này nêu rõ bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.

Đây là quy định chuyển tiếp, nhằm nhằm giúp các địa phương thực hiện lộ trình từng bước xây dựng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 để áp dụng từ 1/1/2026, tránh cú sốc tăng giá đột biến ảnh hướng đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên, khi tiến hành điều chỉnh bảng giá đất hiện hành, nếu các địa phương không xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ thì sẽ xảy ra trường hợp bảng giá đất điều chỉnh có chênh lệch rất lớn so với giá đất bảng giá đất hiện hành. Điều này khiến người dân, doanh nghiệp phản ứng vì số tiền họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai sẽ tăng cao so với khi áp dụng bảng giá đất cũ.

Còn nếu không điều chỉnh kịp thời bảng giá đất cho phù hợp với tình hình tại địa phương thì rất dễ dẫn đến giá đất trong kết quả đấu giá chênh lệch rất lớn so với giá khởi điểm tạo nên sự đột biến, bất thường và có thể gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Ở cả hai trường hợp này đều là hiện tượng không tốt, gây phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận trong dư luận xã hội, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, tác động đến phát triển kinh tế, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều địa phương gặp vướng mắc, lúng túng trong triển khai Luật Đất đai trong thời gian qua.

- Chúng ta đã có giải pháp gì để tháo gỡ các vướng mắc này thưa ông?

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân: Để đảm bảo các điều kiện triển khai Luật Đất đai 2024 từ ngày 1/8 (sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch), thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt.

Chỉ trong thời gian ngắn, Bộ TN&MT và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đã chủ động, phối hợp xây dựng, trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định quy định chi tiết thi hành luật. Bản thân Bộ TN&MT cũng ban hành nhiều thông tư, văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai luật.

Chỉ tính riêng vấn đề liên quan đến giá đất, bảng giá đất thuộc thẩm quyền của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì từ ngày 8/8/2024 đến nay, Bộ TN&MT đã 3 lần có các văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố để đôn đốc, hướng dẫn các địa phương hoàn thiện các văn bản thẩm quyền được giao tại Nghị định số 71/2024 và việc điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế giá đất tại địa phương.

Cùng với đó, chúng tôi cũng làm việc với các địa phương gặp vướng mắc trong vấn đề này để tháo gỡ. Cụ thể như ngày 10/9 vừa qua, Bộ TN&MT cùng với các Bộ, ngành liên quan làm việc với UBND TP.HCM để phối hợp xử lý các vướng mắc của thành phố trong áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024.

Ngay sau cuộc làm việc trên, lãnh đạo TP.HCM đã có hàng loạt văn bản chỉ đạo liên quan như cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để giải quyết các hồ sơ thuế đất tồn đọng trong thời gian qua; Chuẩn bị các bước để ban hành bảng giá đất điều chỉnh trong tháng 10/2024…

Theo báo cáo của các địa phương, từ 18/1/2024 đến 31/7/2024 có 12 tỉnh thành đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh theo quy định tại khoản 1, điều 257 của Luật Đất đai 2024. Đặc biệt, từ ngày 1/8 đến nay có thêm 4 tỉnh, thành phố ban hành bảng giá đất điều chỉnh gồm: Hà Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Bình, Nam Định. Các địa phương này đều không gặp vướng mắc gì trong triển khai quy định trên.

Như vậy, có thể thấy với cách làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động như vậy, Bộ TN&MT và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đã cùng với các địa phương xử lý được các lúng túng ban đầu trong quá trình triển khai luật. Qua đó góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng…

- Tuy nhiên, vừa qua vẫn có ý kiến cho rằng các địa phương cần hướng dẫn chi tiết hơn của các Bộ, ngành trong vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024, ông thấy sao?

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân: Chúng tôi cũng rất chia sẻ với các địa phương về việc Luật Đất đai 2024 đã phân cấp cho địa phương một vấn đề rất quan trọng, có tác động đến đông đảo đối tượng sử dụng đất. Còn về các hướng dẫn chi tiết hơn, như tôi đã nói ở trên đến nay các văn bản liên quan về giá đất, bảng giá đất đã khá là đầy đủ.

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng đã đã tổ chức Hội nghị toàn quốc phổ biến các quy định chi tiết thi hành Luật đất đai 2024, trong đó có Nghị định số 71/2024 quy định về giá đất. Tại hội nghị, đích thân lãnh đạo bộ và các cơ quan chuyên môn về đất đai của bộ đã cùng thảo luận, đối thoại với đại diện Sở TN&MT của 63 tỉnh thành để làm rõ các vấn đề còn có cách hiểu khác nhau, từ đó thống nhất trong nhận thức, nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện luật trong thực tiễn.

Ngoài ra, thời gian qua Bộ TN&MT liên tục phối hợp với các địa phương trong để tập huấn chuyên sâu, cùng nắm bắt tình nắm bắt tình hình triển khai thi hành để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện luật.

Mới đây, Bộ trưởng TN&MT đã thành lập tổ công tác để tiếp nhận các ý kiến phản ánh, các kiến nghị đề xuất của địa phương để kịp thời hướng dẫn, xử lý các khó khăn vướng mắc ngay từ đầu.

Cho đến nay, qua báo cáo của các tổ chuyên môn làm việc trực tiếp với các địa phương thì hầu hết các tỉnh thành đều đã thống nhất và không còn nhiều lúng túng nữa. Hiện bộ vẫn đang tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, cơ quan liên quan và các địa phương để cùng đẩy nhanh việc triển khai Luật Đất đai 2024.

- Với vai trò phụ trách lĩnh vực đất đai, trực tiếp tham gia từ quá trình xây dựng luật cho đến các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn triển khai luật, ông có đề nghị gì với các địa phương trong vấn đề xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024?

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân: Quy định về giá đất, bảng giá đất trong Luật Đất đai 2024 là chính sách cốt lõi trong vấn đề tài chính đất đai giúp hoàn thiện phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường như tinh thần của Nghị quyết 18 đã đặt ra. Đồng thời nó cũng góp phần làm hài hoà lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong vấn đề đất đai.

Đến nay các văn bản hướng dẫn triển khai cũng đã khá đầy đủ, điều cần bây giờ là tập trung vào khâu tổ chức thực hiện. Đặc biệt là cần kiên trì, nhất quán trong việc thực hiện chính sách này. Việc điều chỉnh, bổ sung ngay sau khi chính sách vừa được ban hành cần cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng tính ổn định của hệ thống pháp luật, tránh tác động không mong muốn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân và dư luận trong, ngoài nước, môi trường đầu tư kinh doanh...

Đối với các địa phương, trong quá trình điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 cần xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ. Cụ thể, cần phải phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành, xem xét giá đất trong bảng giá đất so với mặt bằng giá đất tại địa phương. Đồng thời đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất đối với đối tượng áp dụng, có lộ trình phù hợp, mức tăng phù hợp với từng khu vực, vị trí, loại đất.

Ngoài ra, các địa phương cũng phải lấy ý kiến đơn vị có liên quan để tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, hạn chế việc chênh lệch quá lớn về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện. Qua đó đảm bảo sự đồng thuận của cơ quan thẩm định và các đối tượng chịu tác động, hạn chế phản ứng bất bình, thiếu đồng thuận trong xã hội.

- Xin cảm ơn ông!

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam về công tác quản lý đất đai, xây dựng,xử lý vi phạm trên toàn địa bàn huyện vừa qua.

UBND huyện Đan Phượng đề xuất thành phố Hà Nội cấp ‘sổ đỏ’ cho những trường hợp vi phạm

(PLVN) - Liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, ông Bùi Văn Hoa – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng đề xuất UBND thành phố Hà Nội công nhận và cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp vi phạm trong khu dân cư, phù hợp với quy hoạch.
Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  TP HCM đang tiến hành các bước hoàn thiện Dự thảo Quyết định về điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP HCM quy định về Bảng giá đất để áp dụng cho địa phương. TP HCM kỳ vọng, Bảng giá đất sẽ có tác động tích cực, huy động được nguồn lực, tạo động lực để nền kinh tế Thành phố phát triển …
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát các dự án còn lại có vướng mắc. (Ảnh: VGP).

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai: Xác định đúng người, rõ việc

(PLVN) - Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đề án, phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, TP.
Khu chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D.

Hải Phòng quyết định ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

(PLVN) - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng mới chủ trì buổi kiểm tra thực địa và họp nghe báo cáo về tình hình quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố, nhằm tìm giải pháp bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân nói về việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.

Không kịp thời điều chỉnh Bảng giá đất dẫn đến các phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận

(PLVN) - Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đó là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân khi ông trả lời phỏng vấn với PV Báo Pháp luật Việt Nam về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.
Ảnh minh họa

'Gỡ vướng' cho nhà tái định cư

(PLVN) - Có một nghịch lý từ lâu nay đã tồn tại ở một số địa phương. Đó là trong khi giá nhà chung cư rất đắt, nhiều người tìm mua, thì một số khu nhà tái định cư lại không sử dụng đến, thậm chí bỏ hoang lãng phí.
Đại diện lãnh đạo các Sở TN&MT, cán bộ lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở TN&MT ở 63 tỉnh, thành dự Hội nghị, tham gia ý kiến, thảo luận những vấn đề thắc mắc về các Nghị định thi hành Luật đất đai năm 2024.

Bộ TN&MT nói về điểm mới của Nghị định số 88/2024 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(PLVN) - Các đại biểu tham dự Hội nghị do Bộ TN&MT tổ chức phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, được nghe Phó Cục trưởng Cục quy hoạch và phát triển nguyên đất nói về điểm mới, nét nổi bật của Nghị định số 88 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 
Tham gia Hội nghị có hàng trăm cán bộ, lãnh đạo trong ngành tài nguyên môi trường của 63 tỉnh, thành phố tham dự.

Phổ biến điểm mới, nổi bật của Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

(PLVN) - Tiếp tục chương trình Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 do Bộ TN&MT tổ chức, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, chiều nay, Hội nghị được nghe Phó Cục trưởng Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai Phạm Ngô Hiếu giới thiệu những điểm mới của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024.
Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 18.100 căn nhà ở xã hội.

Hải Phòng: Dồn lực hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội

(PLVN) - Trước nhu cầu lớn của người lao động về nhà ở xã hội (NƠXH), TP Hải Phòng đã bố trí quy hoạch quỹ đất để triển khai các dự án, đồng thời các nhà đầu tư cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bàn giao NƠXH, đáp ứng nhu cầu an cư lập nghiệp của người dân có thu nhập thấp, góp phần vào mục tiêu chung của Chính phủ đến năm 2030 xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH.