Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ sử dụng hoàn toàn vốn trong nước?

(PLO) - Xung quanh việc vay gần 7.000 tỷ đồng từ phía Trung Quốc để xây dựng cao tốc Vân Đồn - Móng Cái còn có nhiều ý kiến lo ngại về điều kiện đi kèm, hiệu quả và tính cấp thiết của Dự án. Đến nay, tỉnh Quảng Ninh khẳng định đã có nhà đầu tư trong nước đầu tư dự án này theo hình thức hợp tác công tư.
Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn nằm trong tổng dự án cao tốc Hạ Long - Móng Cái đang gấp rút thi công
Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn nằm trong tổng dự án cao tốc Hạ Long - Móng Cái đang gấp rút thi công

Vay vốn và những lo ngại cần giải đáp

Dự án xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có chiều dài 96 km, tổng vốn đầu tư dự kiến là 16 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 800 triệu USD. Trong đó, giai đoạn 1 dự kiến vay vốn từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc 304,6 triệu USD, tương đương 6.860 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án đang bị đặt ra nhiều câu hỏi về các điều kiện đi kèm, các rủi ro như vẫn thường xảy ra trong nhiều dự án sử dụng nguồn vốn Trung Quốc. 

Theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, số tiền 300 triệu USD này có nguồn gốc từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc chứ không phải hỗ trợ xuất nhập khẩu. Điều này đồng nghĩa với việc điều kiện đi kèm thường là chỉ định thầu. Nếu thực sự nó diễn ra theo hình thức chỉ định thầu thì Việt Nam sẽ phải chấp nhận rất nhiều điều kiện đi kèm, từ nhà thầu và máy móc, nhân công... cho tới nguyên vật liệu thực hiện dự án đều đến từ Trung Quốc.

Cùng chung nhận định về các điều kiện đi kèm cho khoản vay từ Trung Quốc, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, nhiều dự án Trung Quốc làm dưới dạng ODA hay tổng thầu thì đều có những yếu kém về chất lượng, kéo dài thời gian, vốn tưởng rẻ nhưng hóa ra đắt vì sau một thời gian cái gì cũng đội giá lên. Đó là chưa nói dự án này khá nhạy cảm về an ninh quốc phòng.  

Bình luận về vấn đề này bên hành lang Quốc hội sáng 29/7, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, cá nhân ông không đồng ý với việc vay ODA của Trung Quốc. Ông Vân cũng phân tích, khi làm việc với Trung Quốc, cần phải đem bài học đường sắt Cát Linh - Hà Đông ra xem. Lúc đầu họ chào mời giá rẻ, sau đó họ tìm cách tăng vốn đầu tư lên. Trung Quốc cũng đưa ra những điều kiện ràng buộc như công nghệ, vật liệu, chỉ định nhà thầu Trung Quốc.

Về phía Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ này đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị vận động vay vốn ODA Trung Quốc để đầu tư và chấp thuận chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái từ UBND tỉnh Quảng Ninh về Bộ này. Bên cạnh đó, đề nghị áp dụng cơ chế tài chính theo hình thức cấp phát toàn bộ vốn vay nước ngoài cho dự án (với điều kiện chỉ định nhà thầu Trung Quốc thi công).

Giải trình phản hồi ý kiến của các bộ, Bộ GTVT cho biết ngoài Trung Quốc, hiện nay chưa có nhà đầu tư nào khác quan tâm đến dự án này. Do vậy, theo Bộ GTVT tại thời điểm hiện nay, việc sử dụng nguồn vốn vay Trung Quốc cho dự án là hợp lý.

Trong báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc huy động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài là phương án thích hợp trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, theo cơ quan này, điều kiện vay của khoản tín dụng 300 triệu USD nêu trên “chưa đủ ưu đãi” để sử dụng cho dự án theo cơ chế tài chính ngân sách nhà nước cấp phát như đề xuất của Bộ GTVT, cần tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc và không áp dụng điều kiện hình thức EPC bởi nhà thầu Trung Quốc. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng chủ trương này cần được cân nhắc kỹ hơn. 

Về phía Bộ Tài chính, Bộ này đề nghị không chuyển thẩm quyền đầu tư và không áp dụng cơ chế sử dụng vốn cấp phát cho dự án; đề nghị phân tích đầy đủ về hiệu quả kinh tế và có phương án tài chính phù hợp với quy định trước khi đề xuất về nguồn vốn sử dụng và cơ chế tài chính cho dự án.

Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, các khoản vay ưu đãi bên mua của Trung Quốc đều là các khoản vay “có ràng buộc, phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị của Trung Quốc”. Trong khi đó, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc là dự án đầu tư phát triển có nguồn thu trực tiếp.

Nguồn vốn “nội” đã sẵn sàng

Trước nguy cơ chậm triển khai Dự án này theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trao đổi cụ thể với báo chí, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện nay có một số nhà đầu tư trong nước đang rất quan tâm đến việc đầu tư con đường này.

Các nhà đầu tư đưa ra phương án cho thấy con đường này hoàn toàn có thể huy động nguồn lực theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Theo đó, ngân sách chỉ cần bỏ ra một khoản vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư sẽ đầu tư con đường 4 làn xe. Theo tính toán, khả năng huy động vốn theo tỷ lệ 70-30, tức nhà đầu tư bỏ ra 70% vốn, còn ngân sách bỏ ra 30%. 

Lý giải thêm cho phương án tỉnh Quảng Ninh sẽ huy động nguồn lực theo hình thức hợp tác công tư cho dự án này, ông Long cho biết, tổng vốn đầu tư con đường này dự kiến là 16 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 800 triệu USD. Như vậy có vay 300 triệu USD cũng không đủ để đầu tư. Ngoài ra, để vay 300 triệu USD này nếu phía Trung Quốc đưa ra các điều kiện về nhà thầu của Trung Quốc hay điều này, điều kia thì rất khó khăn, trong khi các nhà đầu tư trong nước hoàn toàn có khả năng làm con đường này.

Ngày 27/7 vừa qua, sau khi làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chính thức có văn bản báo cáo lại với Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT, đề nghị tiếp tục để tỉnh Quảng Ninh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động vốn đầu tư Dự án này theo hình thức hợp tác công tư với các nhà đầu tư trong nước.

Dự án Golf Valley từng được kỳ vọng “góp phần thay đổi diện mạo đô thị Đà Lạt” nay vẫn ngổn ngang. (Ảnh trong bài: Mai Long)

Dự án Khu công viên Văn hóa TP Đà Lạt: 15 năm, nhiều lần chuyển nhượng, thu hẹp diện tích

(PLVN) - Dự án Khu công viên Văn hóa TP Đà Lạt (còn gọi Golf Valley) nằm ở vị trí đắc địa tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) từng được kỳ vọng góp phần thay đổi diện mạo “TP ngàn hoa” với diện tích đất quy hoạch gần 200.000m2. Sau hơn 15 năm triển khai, qua nhiều lần chuyển nhượng một phần, quy mô dự án Golf Valley nay còn lại gần 155.000m2, diện mạo vẫn ngổn ngang.
Hiện trạng công viên phần mềm nghìn tỷ ở Đà Nẵng.

Hiện trạng công viên phần mềm nghìn tỷ ở Đà Nẵng

(PLVN) -  Dự án công viên phần mềm số 2 của Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã có buổi kiểm tra, chỉ đạo xử lý các vướng mắc để sớm đưa dự án vào hoạt động.
Đại diện Công ty Cổ phần Xây dựng, Thương mại và Vật liệu Sông Hồng ký kết hợp tác cùng Công ty Cổ phần bất động sản Thế kỷ.

Cen Land chính thức trở thành tổng đại lý phân phối dự án Song Hong Diamond City

(PLVN) - Ngày 15/05/2024, tại Golden Palace, 54 Lê Văn Lương (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện Lễ ký kết hợp tác chiến lược & tổng đại lý phân phối dự án Song Hong Diamond City giữa Công ty CP BĐS Thế Kỷ (Cen Land) và Công ty cổ phần xây dựng thương mại và vật liệu Sông Hồng (Công ty Sông Hồng). Theo đó, Cen Land sẽ là đối tác chiến lược, tổng đại lý phân phối dự án, kỳ vọng đem đến làn sóng mới giúp Song Hong Diamond City bùng nổ trên thị trường BĐS trong thời gian tới.
Ảnh minh họa.

Sức chịu đựng trước giá đất

(PLVN) -  "Giá đất bị đẩy lên vô tội vạ, vượt sức chịu đựng của nền kinh tế và người dân. Với giá đất bị “thổi” như hiện tại, TP HCM khó thực hiện chương trình xây nhà ở xã hội (NƠXH)", là một trong những nhận định được nêu ra tại Hội thảo khoa học quản lý đất đai trên địa bàn TP HCM, do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp Thành ủy TP HCM tổ chức mới đây.
Rà soát dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt

Rà soát dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt

(PLVN) - Cùng với việc làm rõ có hay không và căn cứ pháp lý của việc chuyển đổi công năng diện tích đất hơn 10.600m2 , UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chuyên môn rà soát việc chuyển nhượng một phần dự án tại dự án Khu công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt do do Công ty cổ phần địa ốc Trung Nam làm chủ đầu tư.
Ảnh minh họa

TP Hồ Chí Minh tìm cách cải thiện chất lượng chỗ ở cho công nhân

(PLVN) - Tại chương trình công nhân gặp gỡ lãnh đạo TP do Liên đoàn Lao động TP HCM tổ chức mới đây, nhiều công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH), nguồn cung khan hiếm. "Chúng tôi chỉ nghe NƠXH trên tivi, báo đài, thực sự không biết dự án ở đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao", anh Nguyễn Trần Đăng Minh, công nhân Cty Dịch vụ công ích quận 10 nói.
Tổ hợp căn hộ 'chuẩn khách sạn ven sông Sài Gòn' - Sunshine Sky City cất nóc tòa S4

Tổ hợp căn hộ 'chuẩn khách sạn ven sông Sài Gòn' - Sunshine Sky City cất nóc tòa S4

(PLVN) - Ngày 11/5/2024, Sunshine Group và Tổng thầu xây dựng SCG đã tổ chức thành công Lễ cất nóc tòa S4 dự án Sunshine Sky City. Cùng với kế hoạch chuẩn bị cất nóc 2 tòa tiếp theo (S2 - tháng 6 và S3 - tháng 7), đây là những cột mốc thực tế ghi nhận thành quả tiến độ đã trở thành “điểm sáng thi công” của dự án tại TP HCM trong suốt thời gian qua.
Đô thị biển Regal Legend hút làn sóng đầu tư phía Bắc nhờ mô hình 'Bất động sản dòng tiền'

Đô thị biển Regal Legend hút làn sóng đầu tư phía Bắc nhờ mô hình 'Bất động sản dòng tiền'

(PLVN) -  Đón 5.000 - 10.000 lượt khách/ngày, doanh thu thương mại tăng đột biến, Regal Legend đang trở thành “bến đỗ” của giới đầu tư phía Bắc, đặc biệt làn sóng đầu tư mạnh mẽ hơn bao giờ hết trước những thông tin về dòng sản phẩm bất động sản dòng tiền sắp ra mắt trong thời gian tới.