“Cần có cơ chế để Mặt trận phản biện”

Ông Nguyễn Văn Pha  - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQVN) trao đổi về vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), đặc biệt trong những vấn đề bức xúc, nóng bỏng của cuộc sống.

Được coi là “hình ảnh thu nhỏ của khối đại đoàn kết dân tộc”, “nơi phản ánh tâm tư nguyện vọng, là cầu nối giữa Đảng với dân”, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng thời gian qua Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) chưa thể hiện được vai trò của mình trong phản biện xã hội, nhất là những vấn đề bức xúc, nóng bỏng của cuộc sống. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam trao đổi với ông Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQVN).

a
Ông Nguyễn Văn Pha  - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Phản biện “hơi yếu” và chưa nhiều

- Nhiều người cho rằng, chức năng phản biện của MTTTQ hiện còn yếu. Theo ông đâu là nguyên nhân ?

- Nói yếu là thực tế. Nhưng để thực hiện phản biện đến nơi đến chốn thì cần phải có cơ chế. Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”.

Các cơ quan hữu quan ở trung ương khi bàn để thể chế hóa vấn đề này đều có chung một nhận định: Đây là vấn đề mới, ở nước ta chưa có tiền lệ, vì thế nên thí điểm từng bước, rút kinh nghiệm rồi mới làm trên diện rộng.

Ở Hà Nội, Ủy ban MTTQ, HĐND và UBND TP đã ký văn bản liên tịch giữa ba bên, trong đó quy định những vấn đề gì MTTQ sẽ phản biện, chính quyền tiếp thu như thế nào, điều kiện đảm bảo ra sao... Trong thực tế đã làm được một số việc khá hiệu quả. Mô hình này có thể coi là thí điểm trong việc thực hiện chức năng phản biện và cần tham khảo.

Còn lâu dài, Bộ Chính trị đã giao Đảng đoàn Mặt trận, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng của Chính phủ phối hợp tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật MTTQVN. Từ đó đề xuất những nội dung, sửa đổi bổ sung Luật này, trong đó có nội dung giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân (hiện Luật MTTQVN năm 1999 chưa quy định về chức năng phản biện - PV).

- Như vậy có thể nói MTTQ chưa phát huy được vai trò của mình trong phản biện, nhất là những vấn đề bức xúc của đời sống?

- Nói như vậy cũng chưa công bằng. Lâu nay, chúng ta vẫn coi góp ý kiến vào dự thảo nghị quyết, chỉ thị của Đảng, vào dự án luật là hình thức phản biện, nhưng là mức độ ban đầu của phản biện. Như tôi đã nói, muốn phản biện đầy đủ phải có cơ chế. Ví dụ, cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm đưa các dự thảo đề án, đề tài nào cần phản biện cho MT để MT nghiên cứu phản biện. Rồi phải có cơ chế phản hồi, tiếp thu, ràng buộc lẫn nhau. Đấy mới là chặt chẽ. Như vậy nói MT chưa phản biện là không phải.

“Mặt trận chỉ có quyền kiến nghị”

- Còn với cơ chế giám sát thì sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt  Nam , sinh ngày 24/10/1961, là đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình.

Ông Nguyễn Văn Pha có quê ở xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, có trình độ Thạc sỹ Luật học, Cao cấp lý luận Chính trị, đã từng được nhận Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, hai bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen khác.
- Giám sát thì rõ rồi. Chúng tôi thống kê cả Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định... có khoảng trên 70 văn bản quy định về MT giám sát. Có người nói do chưa có chế tài nên giám sát không hiệu quả là không đúng. Cần phân biệt, giám sát của MT là giám sát mang tính nhân dân, nó khác với giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội và Hội đồng nhân dân, thông qua giám sát nếu phát hiện vấn đề, họ có quyền đình chỉ hoặc đề nghị bãi bỏ những việc làm trái, những văn bản trái thẩm quyền...

Còn MTTQ là tổ chức liên minh chính trị, chế tài giám sát của MT chính là quyền kiến nghị, kiến nghị cấp dưới không giải quyết thì kiến nghị lên trên, đồng thời theo dõi kết quả giải quyết của các cơ quan, tổ chức hữu quan. MTTQ không có quyền đình chỉ ai hay xử phạt ai vì không thuộc thẩm quyền và chức năng của Mặt trận.

- Chức năng phản biện xã hội chưa đi vào cuộc sống, trong khi có ý kiến cho rằng các kiến nghị của MTTQ  giống như “đá ném ao bèo”, ông nghĩ sao?

- Theo dõi toàn quốc thì thấy rằng phản hồi kiến nghị MTTQ còn thấp, chỉ khoảng 30%. Nhưng nói như vậy cũng có lý do riêng, MTTQ kiến nghị nhưng chứng cứ, chứng lý đưa ra lại không sâu sắc, không có tính thuyết phục thì không thể đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Vì thế nhiều kiến nghị chỉ giống như hình thức chuyển đơn. Cho nên, phân tích ra, kiến nghị không hiệu quả là do lỗi cả hai phía.

- Vậy, khắc phục vấn đề này thế nào?

- Phải xem xét về mặt thể chế, xem những quy định về giám sát, phản biện thiếu chỗ nào, bất hợp lý ở chỗ nào để sửa đổi, bổ sung. Về phía MTTQ, tôi cho rằng, bản thân MT phải tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, củng cố bộ máy tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động và thực sự đầu tư cho giám sát, phản biện để có hiệu quả cao hơn.

Số dư ít sẽ không an toàn

- Thưa ông, đến nay, các cấp MTTQ đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ nhất. Tuy nhiên, được biết một số địa phương không đủ số dư theo quy định?

- Thực tế không phải là không đủ mà là nếu không có vấn đề gì bất trắc thì vẫn đủ theo quy định. Ví dụ, đối với bầu cử đại biểu HĐND, luật quy định ở mỗi đơn vị bầu cử số dư ít nhất phải có hai người. Với bầu cử đại biểu Quốc hội, ở những đơn vị bầu cử được bầu ba người thì số dư ít nhất hai người, đơn vị bầu cử được bầu hai người thì dư ít nhất một người cũng được vì vẫn đúng với quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.

 Một số tỉnh đã để con số đúng ở mức quy định, nhưng trong trường hợp trong số người ứng cử đó có người vì lý do này khác bất khả kháng mà không thể tham gia thì sẽ rất nguy hiểm vì không đủ số dư theo luật định, nếu để bầu là phạm luật mà nếu đề nghị lên Hội đồng bầu cử xem xét quyết định thì trở thành vấn đề phức tạp. Cho nên, tôi nói là để số dư như vậy rất không an toàn. Mặt khác, số dư lớn hơn tức là giới thiệu rộng ra để cử tri có thêm nhiều cơ hội lựa chọn, an toàn đến hội nghị hiệp thương hiệp thương lần ba.

- Hiện nay, ở cơ sở, vai trò của Ban công tác MT rất quan trọng, tuy nhiên lại chưa được đầu tư tương xứng. Ông có cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp tới?

- Đúng là hiện nay, Ban công tác MT có vai trò quan trọng đơn cử trong việc nhận xét lấy phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử các cơ quan dân cử; trong việc giới thiệu người của thôn, tổ dân phố ứng cử đại biểu HĐND cấp xã... tuy nhiên lại chưa được quan tâm và đầu tư đến nơi đến chốn cả về nhân lực và điều kiện đảm bảo. Hiện nay, Trung ương MTTQVN cũng đang đề nghị để Trưởng ban công tác MT có được phụ cấp như bí thư chi bộ và trưởng thôn...

Tuy nhiên, vấn đề là giới thiệu nhân sự, nhận xét, tín nhiệm người ứng cử không phải một mình MT làm mà phối hợp với cơ quan tổ chức hữu quan theo quy định của pháp luật. Nếu điều hành tốt, đúng luật thì có thể khắc phục được “khiếm khuyết” của các Ban công tác MT, bởi chúng ta làm việc có tập thể. Một mình MT không thể đưa người này người khác vào danh sách chính thức mà phải qua nhiều khâu giới thiệu, nhận xét.

- Đảm bảo cơ cấu nhưng cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng đại biểu vào các cơ quan dân cử là lưu ý lớn nhất của kỳ bầu cử “hai trong một” lần này.  Tuy nhiên, nhiều thành viên MTTQ lại đề nghị giảm đại biểu trong cơ quan hành pháp, điều này có mâu thuẫn không, thưa ông?

- Vấn đề này nhiều khóa đã đề xuất rồi. Cái lý của một số thành viên MT đưa ra không hẳn sợ vừa đá bóng vừa thổi còi, bởi những người trong cơ quan hành pháp giữ nhiều vị trí quan trọng, các vị đó đóng vai trò điều hành, quản lý nhà nước ở nhiều cương vị chủ chốt nên rất nhiều việc. Ngồi họp Quốc hội sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc quản lý điều hành, nếu ít họp thì không làm tròn vai trò đại biểu... Đấy là lý do chứ không phải sợ có thể áp đặt ý chí của cơ quan hành chính vào Quốc hội. Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể, theo luật.

- Xin cảm ơn ông!

Thu Hằng (thực hiện)

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.