Các nhà khoa học lên tiếng vụ đổ bùn lấp biển Cát Bà

“Nhìn vào tất cả các khía cạnh khoa học và kinh tế, nếu đổ bùn vào Nam Đình Vũ thì việc quản lý chất thải, đổ thải, tác động môi trường đã hơn hẳn phương án đổ bùn ra biển. Theo tôi, thượng sách là đổ bùn hoàn toàn vào đất liền, trung sách là phương án 50/50 (đổ bùn một nửa ra biển và một nửa đất liền) còn hạ sách mới đổ hoàn toàn ra biển”,TS Trần Đình Lân, Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển (thuộc Viện KHCN Việt Nam) khẳng định.

[links()]“Nhìn vào tất cả các khía cạnh khoa học và kinh tế, nếu đổ bùn vào Nam Đình Vũ thì việc quản lý chất thải, đổ thải, tác động môi trường đã hơn hẳn phương án đổ bùn ra biển. Theo tôi, thượng sách là đổ bùn hoàn toàn vào đất liền, trung sách là phương án 50/50 (đổ bùn một nửa ra biển và một nửa đất liền) còn hạ sách mới đổ hoàn toàn ra biển”,TS Trần Đình Lân, Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển (thuộc Viện KHCN Việt Nam) khẳng định.

TS Trần Đình Lân trong cuộc khảo sát ngày 29.7.2012
TS Trần Đình Lân trong cuộc khảo sát ngày 29.7.2012

Là thành viên trong đoàn khảo sát và Hội đồng khoa học liên Bộ ngành vừa ra huyện đảo Cát Hải thẩm định dự án đổ 40 triệu m3 bùn ra biển Cát Bà trong Dự án xây dựng Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), TS Lân nhận xét:

“Mô hình của phía JICA đưa ra chưa thuyết phục các nhà khoa học Việt Nam. Trong bất kỳ phương án đổ thải nào, cần xem xét trực tiếp xem chất thải đó có những đặc tính hóa, lý thế nào, chất thải đưa vào môi trường nước phát tán đi xa, vì khi đã khuấy nó lên không thể kiểm soát được. Ở Đà Nẵng trước đây có dự định đổ bùn xuống biển, sau đó bị hủy bỏ, hay mới đây ở Hàn Quốc người ta đổ bùn xuống biển, mà ở biển xa, sau đó cũng phải đổ lên bờ để kiểm soát chất thải...”

Đồng quan điểm này, PGS.TS Lê Bắc Huỳnh, Phó Tổng Thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cũng lên tiếng: “Chúng ta cứ hình dung đổ bùn nhão xuống dòng nước sâu cỡ 20m thì sẽ phát tán theo thủy động lực của dòng ven bờ, của sóng và nhiều yếu tố khác. Nếu như có độc tố sẽ phát tán ảnh hưởng tới hệ sinh thái thủy sinh, trước hết là các vùng từ đảo Cát Bà cho đến vùng Đồ Sơn, sông Thái Bình. Hệ sinh thái thủy sinh ở đó có những gì, có lẽ là rất phong phú mà chúng ta đang bảo vệ, thế mà chúng ta lại có những tác động ấy thì tôi cho là nếu chúng ta làm chắc chắn sẽ gây bất lợi”.

ị trí sẽ đổ 40 triệu m3 bùn thải cách nơi hút 16 km phía nam đảo Cát Bà - Hải Phòng.
Vị trí sẽ đổ 40 triệu m3 bùn thải cách nơi hút 16 km phía nam đảo Cát Bà - Hải Phòng.

Trước sự lo ngại “lấp biển Cát Bà” của các nhà khoa học Việt Nam, ông Nakaro, Trưởng nhóm nghiên cứu JICA về dự án xây dựng Cảng Lạch Huyện lại cho rằng: “JICA xây dựng mô hình khoa học thực nghiệm về phương án đổ bùn ra biển sẽ chỉ ảnh hưởng đến phạm vi bán kính 10km2 chứ không xa hơn”.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học Việt Nam vẫn kiên quyết đưa ra quan điểm cho rằng phía JICA chưa tính toán đến chế độ hải lưu tại khu vực đổ sẽ tác động môi trường không thể lường trước và “khắc phục hậu quả sẽ tốn kém hơn gấp ngàn lần”.

Theo TS Lân thì : “Nhìn vào tất cả các khía cạnh khoa học và kinh tế, nếu đổ bùn vào Nam Đình Vũ thì việc quản lý chất thải, đổ thải, tác động môi trường đã hơn hẳn phương án đổ bùn ra biển. Theo tôi, thượng sách là đổ bùn hoàn toàn vào đất liền, trung sách là phương án 50/50 (đổ bùn một nửa ra biển và một nửa đất liền) còn hạ sách mới đổ hoàn toàn ra biển”.

KCN Nam Đình Vũ đã được BQL Khu kinh tế Hải Phòng phê duyệt dự án đầu tư tuyến đê biển Nam Đình Vũ với tổng chiều dài khoảng 14,9km và tổng mức đầu tư hơn 998 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước, hiện đã giải ngân 25,8 tỉ đồng.

“Cái khó chính là nguồn vốn để có thể tiếp tục triển khai dự án. Nếu đổ bùn ra biển tiết kiệm được tiền nhưng chưa có những đánh giá chính xác về môi trường khiến chủ đầu tư e ngại. Hiện BQL dự án đang mong chờ Hội đồng khoa học và thẩm định có những khuyến nghị chính xác nhất để có thể kiến nghị triển khai dự án theo hướng nào”, TS Lân nói.

Cục Thẩm định và Đánh giá tác động Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cũng đánh giá sơ bộ: đổ chất thải dưới biển có những kết cấu phức tạp có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, phạm vi ảnh hưởng đến các vùng biển du lịch với hệ sinh thái đa dạng như Cát Hải, Cát Bà, Đồ Sơn sẽ chịu thiệt hại nặng nề.

Bùn đổ thải không kiểm soát được diện tích để tái phát tán thì quay ngược lại vùng nạo vét tại Cảng Lạch Huyện. Yếu tố kinh tế mà phía JICA đưa ra là đổ bùn ra biển cách Cảng Lạch Huyện 16km về phía Nam Cát Bà có thể tiết kiệm được tiền, chi phí là không khả thi. Đó là chưa kể do tác động của hải lưu, bùn quay trở lại sẽ phải nạo vét, khắc phục sự cố môi trường.

Nên thận trọng với quyết định đổ bùn
Nên thận trọng với quyết định đổ bùn "lấp biển"!

Vẫn theo ý kiến của TS Trần Đình Lân thì câu chuyện đổ thải thì cần phải có những đánh giá riêng. “Theo tôi thì thượng sách là đổ lên những khu vực mà ta đã quy hoạch lâu dài để trở thành khu kinh tế hoặc khu dân cư nhưng phải lâu dài thì bùn này theo đúng tài liệu chứng minh. Đổ ra biển là hạ sách và khi đổ ra biển phải có những nghiên cứu cực kì chi tiết và có một thời gian lâu dài”, TS Trần Đình Lân nhấn mạnh.

Được biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sáng 29-7 vừa qua đoàn khảo sát và Hội đồng khoa học liên Bộ ngành do ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường dẫn đầu đã ra huyện đảo Cát Hải, thẩm định việc có nên đổ 40 triệu m3 bùn ra biển Cát Bà.

Mục đích của đoàn khảo sát và hội đồng khảo sát liên bộ nhằm xác định phương án mà phía nhà tư vấn JICA đề xuất đổ bùn ra biển với những kết quả khoa học dự đoán có khả thi không.

Thứ hai, cần có những kết quả nghiên cứu hóa lý của bùn tại Cảng Lạch Huyện có tác động môi trường như thế nào nếu đổ ra biển hoặc đổ lên bờ tại KCN Nam Đình Vũ.

Trước đó, Hội đồng khoa học liên bộ được phía nhà tư vấn JICA (Nhật Bản) cung cấp một mô hình khoa học đổ bùn ra biển với tính toán về diện tích đổ bùn, phạm vi ảnh hưởng môi trường đến các khu vực xung quanh.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Bùi Cách Tuyến, Bộ Tài nguyên & Môi trường sẽ có những đánh giá môi trường sớm nhất để trình Chính phủ lựa chọn phương án nạo vét Dự án Cảng Lạch Huyện, nhằm đảm bảo tiến độ thi công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến đi thị sát Dự án Cảng Quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) vào ngày 26-7-2012.

Sơn - Minh
 

Đọc thêm

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.