Hãy chọn một màu sắc sống động cho vật liệu làm mặt bàn như màu vàng, cam, chanh xanh để tạo sự nổi bật so với tường bếp.Còn nếu bạn thích những kiểu dáng bàn bếp đẹp mang cảm giác hiện đại, tủ gọn nhẹ vừa mắt, hãy thử một cái nhìn thú vị với bàn bếp có hoa văn. Có thể dùng mặt bàn đá sọc hoặc vân đá. Về độ dày của bàn bếp thì bạn chọn mặt bàn bếp có độ dày khoảng 5 cm đến 7cm sẽ tạo một cái nhìn thu hút.
Nếu sử dụng chất liệu gỗ để làm mặt bàn bếp sẽ mang lại một cái nhìn mộc mạc và ấm áp cho nhà bếp. Với lựa chọn này, không gian nấu nướng của bạn đã được mở rộng đáng kể. Các mặt bàn gỗ nên được trang bị một lớp polyurethane để gia tăng tuổi thọ và tránh bị phá hoại do tiếp xúc nhiều với nước và thực phẩm cũng như gia vị.
Mặt bàn bếp bằng thép không gỉ là một lựa chọn tốt và có nét cổ điển thì hai kim loại đồng và kẽm đang cho thấy một sự đột biến trong kết cấu bàn bếp hiện đại.
Nếu bạn đang tìm kiếm một mặt bàn có một lớp patin giàu màu xanh, thì kẽm là một lựa chọn tốt. Kẽm là vật liệu có phản ứng đa dạng với các yếu tố thiên nhiên. Chính điều này đã tạo ra những vân màu đặc sắc cho mặt bàn bếp nhà bạn, kể cả khi tiến trình phản ứng hóa học đã kết thúc. Đăc biệt, kẽm có tính kháng khuẩn, điều này có nghĩa mặt bàn bằng kẽm sẽ không chứa vi sinh vật có hại và là bề mặt lý tưởng để chuẩn bị thực phẩm.
Đồng phản chiếu ánh sáng huỳnh quang, tạo ra một màu sắc ấm áp làm mềm các cạnh cứng của một căn bếp hiện đại. Nếu bạn đang sử dụng đồng trong căn bếp của mình và muốn giữ vững kiểu dáng đẹp đẽ ban đầu của nó, hãy đánh bóng nó lại, chắc chắn khi bước vào căn bếp, bạn không thể rời mắt khỏi chiếc bàn bếp của mình.
Bê tông có độ bền cao, tạo một cảm giác vững chắc cho bản thân mặt bàn bếp. Với bê tông, ta có thể tùy ý sơn màu và tạo hình. Đây là một loại vật liệu linh hoạt và bền vững.