TP. HCM dự chi hơn 9.073 tỷ đồng để di dời và tái định cư các hộ dân tại bờ Nam Kênh Đôi

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Sở Xây dựng TP. HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP. HCM về kế hoạch tổ chức thực hiện chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, Sở Xây dựng TP. HCM đề xuất UBND TP. HCM dự chi 9.073 tỷ đồng để di dời và tái định cư các hộ dân sống trên và ven bờ Nam Kênh Đôi thuộc địa bàn quận 8.

Khu nhà bên ven bờ Nam Kênh Đôi (nguồn: Internet).
Khu nhà bên ven bờ Nam Kênh Đôi (nguồn: Internet).

Sở Xây dựng TP. HCM kiến nghị UBND TP. HCM phân kỳ đầu tư dự án chỉnh trang đô thị, di dời và tái định cư các hộ dân sống trên và ven bờ Nam Kênh Đôi (quận 8) thành 2 giai đoạn, để đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Cụ thể, giai đoạn 1 triển khai trong thời gian 2021 - 2025, quy mô thực hiện trong phạm vi 13m thuộc hành lang bảo vệ Kênh Đôi, kè bờ dài 9,7km. Dự kiến sẽ di dời 2.670 căn nhà, tổng vốn đầu tư 9.073 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, trong đó, riêng phần bồi thường là 6.300 tỷ đồng.

Giai đoạn 2 có quy mô 39ha, dự kiến di dời 2.385 căn nhà. Nhà đầu tư trúng thầu sẽ hoàn trả cho lại cho ngân sách phần đã thực hiện của giai đoạn 01.

Theo Sở Xây dựng TP. HCM, dự án chỉnh trang đô thị, di dời và tái định cư các hộ dân sông trên và ven bờ Nam Kênh Đôi có quy mô di dời và bồi thường lớn. Hiện tại, các Sở, ngành đang tổ chức lập, trình UBND TP. HCM phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án Quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu dân cư phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 thuộc địa bàn quận 8.

Sau đó, dự án còn phải thực hiện thủ tục về chủ trương đầu tư, thời gian đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư kéo dài tối thiểu 588 ngày, dự kiến đến năm 2025 mới hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư.

Sở Xây dựng TP. HCM kiến nghị thực hiện giai đoạn 01 bằng nguồn vốn ngân sách, mục tiêu trước mắt là giải tỏa những căn nhà lấn chiếm trên kênh rạch để xây kè bờ, nạo vét, khơi thông dòng chảy, chống ngập, đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, mở rộng hẻm, kết nối giao thông thủy, kinh doanh, mua bán... theo mô hình “trên bến, dưới thuyền”, phát huy đặc trưng cảnh quan sông nước tự nhiên của đô thị TP. HCM.

Sau khi hoàn tất công tác phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch, TP. HCM sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện giai đoạn 02 từ ranh thực hiện dự án ra đến đường Phạm Thế Hiển, quận 8.

Cùng với đó, theo kế hoạch chỉnh trang, phát triển đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Sở Xây dựng TP. HCM sẽ triển khai 53 dự án, di dời 20.300 căn nhà trên và ven kênh rạch theo 02 loại chính: dự án thuộc vốn ngân sách và dự án vốn ngoài ngân sách.

Đối với các dự án thuộc vốn ngân sách sẽ được chia thành ba nhóm.

Nhóm một, sẽ di dời 3.220 căn nhà, tổng mức đầu tư dự kiến 12.530 tỷ đồng.

Trong nhóm một phân kỳ làm 03 dự án:

Dự án 1 – Cải tạo rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh và Gò Vấp), từ Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật, tổng mức đầu tư 9.350 tỷ đồng, di dời 2.195 căn nhà.

Dự án 2 - Cải tạo Kênh Hy Vọng (quận Tân Bình), giảm ngập úng cho khu vực cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tổng mức đầu tư dự kiến 1.980 tỷ đồng, di dời 190 căn nhà.

Dự án 3 – Cải tạo Rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh), tổng mức đầu tư dự kiến 1.200 tỷ đồng, di dời 834 căn nhà.

Nhóm hai, di dời 3.250 căn nhà, tổng vốn đầu tư dự kiến 5.543 tỷ đồng. Nhóm này gồm 14 dự án để di dời nhà trên và ven kênh rạch đã triển khai xong các bước chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 (gồm: 8 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư công, 06 dự án đã phê duyệt dự án bồi thường).

Nhóm ba, sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư 30 dự án khác (xác định ranh dự án, điều tra khảo sát, lập đề xuất trình phê duyệt chủ trương đầu tư công, phê duyệt dự án bồi thường...). Tổng vốn đầu tư dự kiến 10.362 tỷ đồng, di dời là 7.282 căn nhà.

Đối với nhóm dự án vốn ngoài ngân sách sẽ tập trung hoàn tất các thủ tục chuẩn bị để sớm tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án (6 dự án di dời 6.630 căn nhà), trong đó, trọng tâm là dự án bờ Nam Kênh Đôi, quận 8 (di dời 5.055 căn nhà).

Tuy nhiên, Sở Xây dựng TP. HCM cho biết, kế hoạch di dời hơn 20.300 căn nhà trên và ven kênh rạch gặp nhiều khó khăn, do đó, trong 5 năm tới, Sở Xây dựng TP. HCM đặt chỉ tiêu bồi thường, di dời 6.500 căn nhà, tổng vốn đầu tư dự kiến 19.280 tỷ đồng, bằng 1/3 so với kế hoạch.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký , chủ trì tiếp công dân thường kỳ tháng 3/2023.

Bí thư Quảng Ninh yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể 5% quỹ đất nông nghiệp công ích

(PLVN) - Ngày 15/3, tại buổi tiếp công dân thường kỳ tháng 3, Bí thư tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đã yêu cầu huyện Vân Đồn nói riêng và các địa phương trong tỉnh cùng với sở, ngành liên quan rà soát tổng thể 5% quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; công tác quản lý quỹ đất này, không để xảy ra vi phạm, tham nhũng, lãng phí.
Ảnh minh họa

'Gọi tên' thủ tục

(PLVN) - Xin bắt đầu bằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, dài 58km, tổng vốn hơn 31.300 tỷ đồng, khởi công 9 năm trước đến nay vẫn dang dở do thiếu vốn, vướng thủ tục. Trong khi, dự án này có ý nghĩa trục huyết mạch nối hai vùng Đông - Tây Nam Bộ, giảm ùn tắc cho TP HCM.
Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước

Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước

(PLVN) - Theo quyết định vừa được UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) ban hành, áp dụng từ 18/3, đất ở tuỳ quận huyện có hệ số điều chỉnh gấp 3-25 lần so với giá nhà nước. Khu vực có hệ số cao nhất, tối đa 25 lần, là huyện Hóc Môn (10-25 lần) và Thủ Đức (6-25 lần). Khung hệ số này tăng 10 đơn vị so với 2022 (tối đa 15 lần).
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định

(PLVN) -  Góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai lần này cần khắc phục tình trạng chồng chéo mâu thuẫn trong các quy định về đất đai nói chung và thu hồi đất nói riêng; khắc phục sự bất hợp lý trong thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.
Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN)

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS: Hoàn thiện thể chế, chính sách đảm bảo khả thi, đồng bộ

(PLVN) -  Theo Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật… Tôn trọng và tuân thủ quy luật thị trường; lĩnh vực bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác.
Một góc TP Cà Mau.

Nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất ở Cà Mau

(PLVN) - Theo thông báo Kết luận Thanh tra (KLTT) 716/TB-TTCP Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố, việc xác định đơn giá thu tiền sử dụng đất (SDĐ), thuê đất; ban hành áp dụng chính sách miễn giảm tiền SDĐ, thuê đất không đúng quy định tại một số dự án ở Cà Mau; gây thất thoát ngân sách Nhà nước (NSNN).
Chính phủ ban hành Nghị quyết về thị trường bất động sản, trong đó tập trung gỡ thể chế, khơi thông nguồn vốn.

Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa

Giải pháp nào hiện thực giấc mơ 'nhà giá rẻ'?

(PLVN) -  Trong 5 năm, có 18 ngàn người ở TP HCM cần vay vốn nhà ở xã hội (NƠXH) để mua hoặc xây nhà, nhưng chỉ 310 người được vay (đạt 1,7%). Thông tin được lãnh đạo Sở Xây dựng TP đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 và công bố kế hoạch 10 năm tới tại TP HCM.
 Một số công trình trái phép hoạt động trên bán đảo Sơn Trà.

Đà Nẵng khó xử lý công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà

(PLVN) -  Nhiều năm trước, Kết luận 792 ngày 18/10/2016 của Thanh tra TP Đà Nẵng đã chỉ rõ, có 68 công trình xây dựng trái phép ở bán đảo Sơn Trà (từ 1997 - 2010) phải tháo dỡ, hoàn trả hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, 6 năm qua, mới có 10 trường hợp bị xử lý.
TS. Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn bất động sản mùa xuân.

Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

(PLVN) - Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ III do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra dự báo về xu hướng, triển vọng và cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ảnh minh họa.

Đốc thúc sở, ngành giao đất cho 5.700 hộ dân huyện Mê Linh

(PLVN) - Ngày 9/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, yêu cầu Sở Tài, nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch và Kiến trúc, Tư pháp, Tài chính… giải quyết tồn tại, vướng mắc về giao đất dân cư dịch vụ trên địa bàn huyện Mê Linh.
Các dự án do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư vướng kiện cáo, tranh chấp

Quảng Nam chỉ đạo công an vào cuộc vụ 1.000 người mua đất dự án Bách Đạt An

(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa chỉ đạo Công an tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện 3 dự án bất động sản gồm khu đô thị Hera Complex Riverside, khu đô thị 7B mở rộng và khu đô thị Bách Đạt 1 do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư.

Sửa đổi Luật Đất đai phải tổng thể, lâu dài, không để xảy ra cài cắm lợi ích nhóm

Sửa đổi Luật Đất đai phải tổng thể, lâu dài, không để xảy ra cài cắm lợi ích nhóm

Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, phải bảo đảm tính tổng thể, chiến lược, lâu dài; tuyệt đối không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm; đề phòng cài cắm lợi ích nhóm.
Quang cảnh Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai tại Hà Nội.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần có chế tài xử lý nghiêm các dự án “treo”

(PLVN) - Hôm qua (3/3), Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh đều đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo” để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.