Tìm hiểu kiến trúc Thiên Đàn, Bắc Kinh, Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thiên Đàn (hay được gọi là đàn thờ Trời) tọa lạc tại quận Tuyên Vũ phía Đông Nam của Thiên An Môn được xây dựng vào năm 1420 dưới thời nhà Minh. Công trình được xây dựng với mục đích để tế lễ trời đất cầu cho thiên hạ thái bình, thiên thời địa lợi và mưa thuận gió hòa. Năm 1998, UNESCO chính thức công nhận ngôi đền là Di sản thế giới.
Thiên Đàn (Ảnh: sưu tầm)
Thiên Đàn (Ảnh: sưu tầm)

Thiên Đàn được xây dựng với tổng diện tích 2.700.000m2. Đây là quần thể kiến trúc duy nhất được bảo tồn nguyên vẹn tại Trung Quốc. Công trình này gây ấn tượng cho du khách bởi giá trị văn hóa kiến trúc cổ được thiết kế dựa trên tư duy triết học Phương Đông gồm 2 đàn chính là Đàn Viên Khâu và Đàn Kỳ Cốc cùng trên một nền đất và có mặt hình tròn. Thiên Đàn được xây dựng theo phong cách Trung Hoa cổ đại theo quan niệm trời tròn đất vuông, vì vậy phía Nam Thiên Đàn được bao quanh bởi bức tường hình vuông và phía Bắc Thiên Đàn được bao quanh bằng bức tường hình tròn, tượng trưng cho trời và đất.

Thiên Đàn được bao quanh bởi bức tường hình vuông ở phía Nam và hình tròn ở phía Bắc tượng trưng cho đất trời (Ảnh: sưu tầm)

Thiên Đàn được bao quanh bởi bức tường hình vuông ở phía Nam và hình tròn ở phía Bắc tượng trưng cho đất trời (Ảnh: sưu tầm)

Khuôn viên Thiên Đàn bao gồm tổ hợp 3 công trình: Viên Khâu Đàm, Hoàng Khung Vũ và Điện Kỳ Niên. Bố cục cả 3 đều chặt chẽ, đảm bảo các yêu cầu cả về phong thủy và triết học. UNESCO miêu tả ngôi đền là “một kiệt tác về kiến trúc và thiết kế cảnh quan, một minh chứng cho một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới, …” và “cách bố trí và thiết kế mang tính biểu tượng của Thiên Đàn có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc và quy hoạch ở Viễn Đông qua nhiều thế kỷ.”

Viên Khâu Đàm là bệ thờ chính với một đài rỗng có hình tròn trên ba tầng đá cẩm thạch, mỗi tầng đá được trang trí bởi hình những con rộng trạm trổ tinh xảo. Trung tâm của Viên Khâu Đàm là một phiến đá hình tròn tên Thiên Tâm Thạch (trái tim của trời) hay còn gọi là Thái Dương Thạch. Đây là nơi hoàng đế cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi. Thiết kế đặc trưng của Viên Khâu Đàm giúp lời cầu nguyện lan tỏa ra xa.

Viên Khâu Đàm của Thiên Đàn (Ảnh: sưu tầm)

Viên Khâu Đàm của Thiên Đàn (Ảnh: sưu tầm)

Hoàng Khung Vũ là một tòa điện nhỏ, chỉ có một tầng hình tròn được xây dựng trên một tầng đá cẩm thạch. Đây là nơi để đặt các bài vị tế trời vào những ngày bình thường. Xung quanh Hoàng Khung Vũ có một bức tường hình tròn, mặt tường phủ men láng mịn, trơn bóng, được gọi là bức tường âm thanh vì bức tường này có thể truyền âm qua những khoảng cách lớn.

Hoàng Khung Vũ kết nối với Điện Kỳ Niên bởi cầu đi bộ thần sa (thần sa có nghĩa là đỏ son), cây cầu này thực chất là một lối đi dài 360m, dốc dần từ Điện Kỳ Niên đến Hoàng Khung Vũ. Phần mái vòm của Hoàng Khung Vũ không hề có xà ngang hỗ trợ. Tuy nhiên, kiến trúc của Hoàng Khung Vũ vẫn vô cùng chắc.

Hoàng Khung Vũ của Thiên Đàn (Ảnh: sưu tầm)

Hoàng Khung Vũ của Thiên Đàn (Ảnh: sưu tầm)

Điện Kỳ Niên là một tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, đường kính dài 36m và cao 38m, được xây dựng trên ba tầng đá cẩm thạch. Đây là nơi Hoàng đế đến cầu nguyện vào mùa hè cho một mùa màng bội thu. Toàn bộ Điện Kỳ Niên được chế tác bằng gỗ.

Năm 1889, Điện Kỳ Niên bị đốt cháy bởi ngọn lửa do sét đánh. Sau đó nó đã được xây dựng lại.

Điện Kỳ Niên của Thiên Đàn (Ảnh: sưu tầm)

Điện Kỳ Niên của Thiên Đàn (Ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh đó, trong điện Thiên Đàn còn có rất nhiều tòa kiến trúc phụ như Trai Cung, Thần Nhạc thự,...

Trai Cung là nơi Hoàng đế Trung Hoa tắm rửa, thanh tịnh cơ thể trước khi tiến hành hiến tế. Cung điện này có cửa hướng về phía Đông. Toàn bộ Trai Cung có diện tích khoảng 400.000 mét vuông với hào thành bao quanh. Bên trong Trai Cung là khoảng 60 gian phòng ốc được bố trí vô cùng hợp lý.

Thần Nhạc thự là nơi bố trí nhạc tế trong quá trình lễ hiến tế diễn ra, nằm ở bên ngoài Tây Thiên môn.

Nhìn chung, thiết kế tổng thể của Thiên Đàn mang tư tưởng mở ra chân trời, xông ra không trung. Trục chính của đàn tế đều quay về hướng Đông (bao gồm cả Viên Khâu đàn và Kỳ Niên điện). Đó là lý do vì sao khi đoàn người làm lễ tiến vào từ khu vực phía Tây sẽ có tầm nhìn thoáng rộng, tưởng chừng như chân trời rất cao. Các kiến trúc còn lại như Hoàng Khung Vũ hay Kỳ Niên Điện đầu mang bố cục hình tròn, với chóp mái nhọn cong vút tạo cảm giác toàn thể điện đài đang bao lên trời.

Đường chạy bộ trên cao cùng hàng loạt tiện ích thể dục thể thao và thư giãn tại tầng thượng Lancaster Legacy.

Kiến tạo cộng đồng sống chất với chuỗi tiện ích đa trải nghiệm tại Lancaster Legacy

(PLVN) - Trên thị trường bất động sản hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực căn hộ cao cấp không chỉ xoay quanh việc cung cấp một không gian sống tiện nghi mà còn tập trung vào việc tạo ra những giá trị tinh thần và cảm xúc cho cư dân. Lancaster Legacy chính là lựa chọn lý tưởng cho sự kết hợp của tất cả những yếu tố đó để kiến tạo cộng đồng sống chất giữa trung tâm thành phố.
Nhà cổ hơn 100 tuổi giữa lòng cù lao

Nhà cổ hơn 100 tuổi giữa lòng cù lao

(PLVN) -Nhà cổ tọa lạc tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, TP Tân Uyên, Bình Dương. Đến đây, du khách không khỏi ngạc nhiên trước một vùng quê với nhiều vườn cây ăn quả, đi sâu vào giữa cù lao là những ngôi nhà có kiến trúc cổ xưa nằm khuất dưới những bóng cây xanh.
Sơn cách nhiệt giúp ngôi nhà mát mẻ hơn.

Gợi ý một số vật liệu chống nóng giúp ngôi nhà luôn mát mẻ

(PLVN) - Trong những ngày nắng nóng, oi bức, nhiệt độ luôn ở mức cao ngay cả khi ở trong nhà khiến chúng ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Việc sử dụng những vật liệu chống nóng bên trong nhà sẽ giúp không gian trong nhà luôn mát mẻ, giảm bớt cảm giác nóng bức, khó chịu.
Nhà khung thép đang là cái tên được nhiều người quan tâm

Thế nào là nhà khung thép?

(PLVN) - Những năm gần đây, nhà khung thép đang là một cái tên mới được Việt Nam chú ý với khả năng tiết kiệm chi phí xây dựng cùng nhiều ưu điểm khác.