Tìm giải pháp thúc đẩy thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng

(PLO) - Tiền thuế, tiền điện, tiền nước, học phí, viện phí và thậm chí chi trả các chương trình an sinh xã hội đến nay đã được thực hiện qua ngân hàng (NH). Tuy nhiên, so với mục tiêu đặt ra tại Đề án 241của Chính phủ vẫn còn nhiều việc cần làm…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua tổ chức sáng qua (24/8) tại Hà Nội.

Kết quả khiêm tốn

Tháng 2/3018, Chính phủ đã ban hành Quyết định 241/QĐ-TTg phê duyêt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua NH với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội (Đề án 241). Đề án 241 xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 80% giao dịch nộp thuế tại các TP trực thuộc TƯ, TP thuộc tỉnh thực hiện qua NH; 70% số tiền điện tại địa bàn cấp huyện được thanh toán qua NH; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các TP lớn thực hiện thanh toán tiền nước qua NH; 80% số sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nộp học phí qua NH; 50% bệnh viện tại các TP lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua NH và 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua NH.

Không có số liệu cập nhật để đối chiếu với mục tiêu đề ra, song theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước (NHNN), hiện có 50 NH thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với ngành Thuế, Hải quan trên phạm vi 63 tỉnh thành và 768 quận huyện trên cả nước; Có 26 NH thỏa thuận với các công ty điện lực cung ứng dịch vụ thu hộ tiền điện trên phạm vi toàn quốc. Có 26 NH triển khai phối hợp thu tiền nước tại hơn 20 tỉnh thành và 11 NH triển khai phối hợp thu tiền học phí, đa số được triển khai tại các trường đại học. Ngoài ra, có 6 NH phối hợp triển khai dịch vụ thu hộ viện phí các bệnh viện lớn (như Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy…) và 5 NH phối hợp chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH.

Bên cạnh việc thanh toán dịch vụ công theo các phương thức truyền thống bằng chứng từ giấy, còn có nhiều phương thức thanh toán mới, hiện đại, dễ sử dụng cho khách hàng lựa chọn như: dịch vụ trích nợ tự động, thanh toán thẻ, giao dịch tại ATM, POS, sử dụng dịch vụ internet banking, mobile banking, sử dụng ví điện tử,.. 

 “Tuy nhiên, trên thực tế, việc thanh toán qua NH với dịch vụ công vẫn còn khiêm tốn, phạm vi triển khai chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng là các tổ chức, DN hoặc tại các tỉnh, TP lớn, điều kiện kinh tế phát triển…”, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhận định.

Cần thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân

Trong các dịch vụ công được đề cập tại Đề án 241, chi trả an sinh xã hội có lẽ là lĩnh vực khó khăn nhất. Ông Phạm Thanh Du, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán, BHXH Việt Nam, cho biết, từ tháng 4/2013, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được mở rộng trên địa bàn toàn quốc và đến nay đã có 63/63 tỉnh, TP trong toàn quốc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và quản lý người hưởng qua hệ thống Bưu điện thông qua 2 hình thức: Chi bằng tiền mặt và chi qua ATM. Đến hết tháng 7/2018, cơ quan Bưu điện đã thực hiện chi trả bằng tiền mặt cho khoảng 2,6 triệu người (chiếm 87% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng) với số tiền khoảng 9,5 tỷ đồng

Về nguyên nhân số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng thấp so với số người hưởng, ông Du cho rằng do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước.

Tính đến năm 2017, có khoảng 15%, và đến tháng 2/2018 có khoảng 21% tổng số tiền thực hiện chi trả qua tài khoản ATM, tuy nhiên tỷ lệ phân bổ giữa các tỉnh, TP không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các TP lớn.

Việc sử dụng thẻ gặp khó khăn đối với đối tượng già, yếu, cao tuổi; số lượng máy ATM chưa nhiều, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý người hưởng gặp khó khăn, như không nắm được đầy thông tin người hưởng, báo giảm chưa kịp thời, thu hồi số tiền chi trả rất khó khăn.

Theo Vụ trưởng Vụ thanh toán, NHNN, ông Phạm Tiến Dũng, hiện vẫn còn một số tồn tại trong việc thanh toán dịch vụ công qua NH như: Giao dịch thanh toán dịch vụ công qua NH chưa nhiều, đặc biệt là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Việc kết nối giữa NH với các tổ chức cung ứng dịch vụ công vẫn còn có những khó khăn, tốc độ triển khai chậm. Khả năng trao đổi, chia sẻ thông tin, truy xuất dữ liệu liên quan đến các khoản thanh toán phí  dịch vụ công còn hạn chế.

Ngoài hạn chế do cơ chế chính sách và hạ tầng cung ứng dịch vụ thanh toán của NH chưa phù hợp và đảm bảo, ông Dũng cho rằng còn có một số nguyên nhân khách quan khác như: Sự thuận tiện của tiền mặt và thói quen của người dân, tâm lý ngại thay đổi phương thức thanh toán của một bộ phận khách hàng. Trong một số trường hợp, NH không thu được phí dịch vụ thanh toán nên chưa có nhiều động lực để triển khai, phát triển sản phẩm dịch vụ thanh toán; đồng thời, một số trường hợp khách hàng còn phải trả phí khi thanh toán qua NH cũng là rào cản khiến khách hàng ưu tiên sử dụng thanh toán bằng tiền mặt.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, tới đây cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ NH, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với đó là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ công và người dân về thực hiện giao dịch thanh toán qua NH. Đồng thời, cần sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của các Bộ, Ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc thanh toán các dịch vụ công qua NH… 

Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.