Quy định mới về hạn mức giao đất ở Lâm Đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - So với quy định cũ, tỉnh Lâm Đồng tăng hạn mức giao đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất đối với cá nhân, hộ gia đình. Đồng thời quy định chi tiết về hạn mức giao đất cơ sở tôn giáo.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa ký ban hành Quyết định số 23/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 15/10/2024 quy định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Hạn mức giao đất ở tại Lâm Đồng không quá 72m2 cho 1 cá nhân.

Hạn mức giao đất ở tại Lâm Đồng không quá 72m2 cho 1 cá nhân.

Về hạn mức giao đất ở, công nhận quyền sử dụng (QSD) đất ở: Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn thuộc các xã của TP, các huyện; tại đô thị thuộc đơn vị hành chính là phường, thị trấn không quá 72m2 cho 1 cá nhân.

Còn hạn mức công nhận đất ở cho 1 hộ gia đình, 1 cá nhân đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 và từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 như sau: Hạn mức công nhận đất ở tại nông thôn thuộc các xã của thành phố, các huyện là 400m2; hạn mức công nhận đất ở tại đô thị thuộc các phường 1, 2 (TP Đà Lạt) và phường 1, 2, phường B’lao của TP Bảo Lộc là 200m2. Hạn mức công nhận đất ở tại đô thị thuộc các phường còn lại của TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc, thị trấn là 300m2.

Hạn mức giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại Lâm Đồng tăng đáng kể so với trước đây.

Hạn mức giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại Lâm Đồng tăng đáng kể so với trước đây.

Đối với hạn mức giao đất nông nghiệp gồm đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản không quá 1ha/cá nhân; đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng không quá 10ha/cá nhân.

Về hạn mức giao đất chưa sử dụng để sử dụng vào mục đích trồng cây hằng năm, nuôi trồng thuỷ sản không quá 1ha/cá nhân; hạn mức giao đất chưa sử dụng để sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, sử dụng vào mục đích đất rừng phòng hộ là rừng trồng, sử dụng vào mục đích đất rừng sản xuất là rừng trồng không quá 10ha/cá nhân.

Đối với hạn mức nhận chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp của cá nhân với mỗi loại đất được UBND tỉnh Lâm Đồng quy định như sau: Hạn mức nhận chuyển nhượng QSD đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản không quá 30ha; đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng không quá 300ha.

Đối với hạn mức giao đất cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (gọi chung là cơ sở tôn giáo) thì hạn mức giao đất tôn giáo có số lượng tín đồ dưới 3.000 người không quá 5.000m2/cơ sở; nếu số lượng tín đồ từ 3.000 người đến dưới 5.000 người thì không quá 8.000m2 cho 1 cơ sở; còn số lượng tín đồ từ 5.000 người đến dưới 8.000 người là không quá 10.000m2 cho 1 cơ sở; với số lượng tín đồ từ 8.000 người trở lên thì không quá 20.000m2 cho 1 cơ sở. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về tính hợp pháp của tổ chức tôn giáo, loại công trình tôn giáo, số lượng tín đồ gửi Sở TNMT để xác định hạn mức giao đất.

Quyết định số 23/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ 15/10/2024, thay thế cho các quyết định trước đó quy định về hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận các loại đất do UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành.

Theo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, quy định mới tăng hạn mức giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình, qua đó được kỳ vọng tạo đột phá trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, hạn mức giao đất sản xuất tại Lâm Đồng trước đây được quy định rằng, trường hợp hộ gia đình chưa có đất sản xuất mà có nhu cầu giao đất thì được Nhà nước xem xét bố trí đất sản xuất nhưng diện tích không quá 3.000 m2/hộ gia đình; Trường hợp hộ gia đình đang có đất sản xuất (đất có nguồn gốc không phải Nhà nước giao, cho thuê) mà diện tích dưới 2.000 m2 thì được Nhà nước xem xét bố trí thêm nhưng tổng diện tích đất sản xuất của hộ gia đình không quá 3.000 m2.

Ngoài ra, quy định mới cũng đã bổ sung quy định cụ thể về hạn mức giao đất cho tổ chức tôn giáo, tạo cơ sở pháp lý khi giao đất cho tổ chức tôn giáo.

Thị trường bất động sản Lâm Đồng vẫn ảm đạm

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo về giao dịch bất động sản (BĐS) qua công chứng quý III. Theo đó, toàn tỉnh Lâm Đồng có gần 5.500 giao dịch gồm đất nền, nhà riêng lẻ và căn hộ chung cư, giảm 4,3% so với quý II.

Riêng loại hình đất nền xây dựng nhà ở, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận hơn 5.100 lô được mua bán với tổng giá trị hơn 4.900 tỷ đồng, phân khúc này cũng giảm nhẹ thanh khoản so với quý trước. Trong đó, hai TP Đà Lạt và Bảo Lộc đều sụt giảm giao dịch đất nền, lần lượt 16% và 22% so với quý trước. Đà Lạt có hơn 340 lô với tổng giá trị 1.475 tỷ đồng, tương đương mỗi lô có giá trung bình 4,2 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, giao dịch tại TP Đà Lạt giảm gần 20%. Còn Bảo Lộc có 390 lô được giao dịch với tổng giá trị gần 300 tỷ đồng, tương đương 770 triệu đồng một lô. Nhiều địa phương từng là điểm nóng về đất nền như Di Linh, Đức Trọng... cũng giảm thanh khoản trong quý III. Riêng tại huyện Bảo Lâm và Lâm Hà, giao dịch cải thiện nhẹ so với quý trước.

Với loại hình căn hộ chung cư, trong quý III, tỉnh Lâm Đồng có 17 giao dịch, tổng giá trị 35 tỷ đồng, tập trung ở Đà Lạt, giảm 37% so với quý trước. Trung bình mỗi căn hộ là 2 tỷ đồng trong khi quý II là 1,4 tỷ đồng, cho thấy giá trị giao dịch trung bình có xu hướng tăng.

Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ đang ở mức thấp so với đề án đưa ra. (Ảnh minh họa)

Mới có 79 dự án nhà ở xã hội hoàn thành

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.
Dừng đấu giá 20 thửa đất tại Hoài Đức để kiểm tra

Dừng đấu giá 20 thửa đất tại Hoài Đức để kiểm tra

(PLVN) - Theo kế hoạch, ngày 26/8 tới đây, huyện Hoài Đức, Hà Nội sẽ đấu giá 20 thửa đất, nằm ngay bên cạnh 19 thửa vừa đấu giá tại xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên vừa qua, gây xôn xao với mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2.
Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khởi công Dự án

Hải Phòng: Phát triển du lịch xanh trên “đảo ngọc” Cát Bà

(PLVN) - Chiều 16/8, tại huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô gần 50 ha với tổng mức đầu tư lên tới 2.100 tỷ đồng…
Ảnh minh họa ở Chung cư Aranya.

Trưởng ban Quản trị chung cư Aranya bị bắt, thành viên xin từ nhiệm, người dân hoang mang chờ người đại diện mới

(PLVN) - Ngay sau khi ông Phạm Hoàng Liên (41 tuổi, Trưởng Ban quản trị tòa khu chung cư Aranya, P.Xuân Phú, TP.Huế) bị bắt để điều tra về tội danh “tham ô tài sản”, các thành viên còn lại của Ban quản trị chung cư đều có đơn xin từ nhiệm với lý do xét thấy bản thân không có đủ kiến thức chuyên môn và thiếu kinh nghiệm. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Aranya Việt Nam cũng như chính quyền, cư dân đều mong muốn sớm có Ban quản trị (BQT) mới.
Đà Nẵng tập trung tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai

Đà Nẵng tập trung tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai

(PLVN) - TP Đà Nẵng đang tập trung xây dựng kế hoạch để triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Qua đó, khơi thông nguồn lực, giải quyết các điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.