Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Vẫn còn nhiều cái khó

(PLO) - Theo Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. 
Nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa có thói quen thanh toán qua thẻ.
Nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa có thói quen thanh toán qua thẻ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, với thực tiễn của thị trường giao dịch thẻ ngân hàng như hiện nay, để đạt được mục tiêu trên vẫn còn nhiều khó khăn phía trước.

 90% các giao dịch bằng thẻ ATM chỉ là… rút tiền

Tại Việt Nam, thị trường thẻ ngân hàng được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, phải sau năm 2002, thị trường thẻ trong nước mới có những bước phát triển đáng kể, góp phần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đến năm 2015, hầu hết các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại trong cả nước đã cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ đã được cải thiện, số lượng ATM và POS có tốc độ tăng trưởng nhanh. Bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, chất lượng dịch vụ cũng đang ngày càng được hoàn thiện, phần lớn đều đã liên kết với các tổ chức, như: trường học, hãng taxi, hãng hàng không, siêu thị… trong thanh toán. 

Cùng với đó, hành lang pháp lý, khuyến khích phát triển thị trường thẻ và việc sử dụng thẻ cũng không ngừng được hoàn thiện. Từ cuối năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015”. Theo đó, Đề án chỉ rõ mục tiêu cần phải đạt được đến cuối năm 2015 là tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%; nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35 - 40%; triển khai 250.000 điểm giao dịch với số lượng trên 200 triệu giao dịch/năm...

Tuy nhiên, phương thức thanh toán trực tuyến ở Việt Nam không phát triển như kỳ vọng, giao dịch không dùng tiền mặt trong tổng số giao dịch chỉ đạt ở mức trên, dưới 5%. Việc mua bán, trao đổi sản phẩm, dịch vụ qua mạng khá phát triển, nhưng cuối cùng phần lớn lại giao sản phẩm và thanh toán bằng tiền mặt. Điều này được lý giải là do nhiều người tham gia giao dịch bằng tiền mặt một phần vì thói quen, phần khác vì chưa tin tưởng vào độ an toàn của giao dịch và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ (gần đây, liên tiếp các vụ chủ thẻ, chủ tài khoản bị mất tiền càng làm cho người sử dụng lo lắng khi thanh toán hàng hóa qua mạng) hoặc do khả năng họ chưa biết đến những tiện ích có thể thanh toán khi không dùng tiền mặt. Đây là một nghịch lý, bởi phát hành thẻ phải song hành phát triển hạ tầng thanh toán rộng khắp, chứ không phải là cuộc đua gia tăng thị phần thẻ và thực hiện mục đích rút tiền mặt. 

Như vậy, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và sự hạn chế về hạ tầng kỹ thuật thanh toán điện tử, mức độ an toàn trong thanh toán điện tử đang là những rào cản lớn nhất cho việc phát triển thị trường thanh toán qua thẻ ở Việt Nam hiện nay. Hầu hết người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt khi có đến 90% các giao dịch bằng thẻ đơn thuần chỉ là rút tiền tại máy ATM và chỉ có 10% còn lại là dùng để thanh toán qua POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ). Từ năm 2011 đến nay, mức sử dụng tiền mặt dao động trong khoảng 11 - 13%, mặc dù tính theo giá trị tuyệt đối thì lượng tiền mặt đang lưu thông đã tăng hơn gấp 2 lần. Tính đến tháng 10/2016, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đang ở mức 11,5%. Tuy nhiên, nếu xét trong một giai đoạn dài thì tỷ lệ này đã giảm từ 23,7% vào năm 2001 xuống còn 14,02% năm 2010 và xuống 11,5% như hiện nay. Do đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. 

Tăng cường lòng tin của người dân vào hệ thống thanh toán điện tử

Phân tích về những tồn tại, hạn chế của thị trường thẻ Việt Nam, TS Lê Huy Khôi (Viện Nghiên cứu Thương mại) đã chỉ ra rằng, việc phát triển thẻ tín dụng những năm vừa qua chủ yếu thiên về số lượng chưa đi kèm với sự thay đổi căn bản về chất lượng cũng như tăng cường giao dịch của chủ thẻ sau khi thẻ được phát hành. “Điều này thể hiện ở chỗ, mặc dù số lượng thẻ đã tăng khoảng trên 30 lần từ năm 2010 đến năm 2015 (31 triệu thẻ năm 2010 tăng lên đạt khoảng gần 100 triệu thẻ năm 2015), tuy nhiên, số lượng thẻ hoạt động thực tế chỉ vào khoảng gần 70 triệu thẻ. Khoảng cách thị trường là rất lớn khi chỉ có khoảng trên 20 triệu người có tài khoản ngân hàng (chỉ chiếm khoảng trên 20% dân số Việt Nam), tương đương khoảng 30% số người trưởng thành của Việt Nam có tài khoản ngân hàng - mức này thấp hơn rất nhiều so với bình quân thế giới là 62%.”- TS Khôi nhận định.

Dù còn nhiều bất cập nhưng nhiều ý kiến vẫn khá lạc quan khi cho rằng thanh toán điện tử đang là xu thế tiêu dùng toàn cầu và hiện 80% người tiêu dùng trẻ tuổi ở Việt Nam thích thanh toán bằng thẻ, đang dần bắt kịp với xu hướng trên toàn cầu cho các giao dịch không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, để khuyến khích người dân sử dụng thẻ thanh toán, theo các chuyên gia, cần bổ sung, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử, trong đó, khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và sự giám sát hợp lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường lòng tin của người dân và giới doanh nghiệp vào hệ thống thanh toán điện tử nói riêng, hệ thống thanh toán quốc gia nói chung. 

Bên cạnh đó, Chính phủ và doanh nghiệp cần cung cấp nhiều dịch vụ hơn đối với sử dụng thẻ thanh toán; thời gian tới các ngân hàng thương mại cần đưa ra một chính sách phí hợp lý liên quan đến việc sử dụng thẻ để khuyến khích nhiều cá nhân tham gia vào sử dụng thẻ thanh toán; tiếp tục đẩy mạnh số lượng POS phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng ngày của người dân. 

Để thực hiện các mục tiêu đã nêu ra, một trong các giải pháp của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt là nghiên cứu triển khai một số biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế nhằm phát triển thanh toán điện tử.

Theo đó, sẽ nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích thanh toán điện tử trong việc: thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới; khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với các phương tiện thanh toán điện tử. 

Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn (thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số…) nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện, mạng lưới của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, một số tổ chức không phải ngân hàng khác, gắn với việc xây dựng chương trình; kế hoạch triển khai thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

(PLVN) -  Khu đô thị sân bay KITA Airport City được KITA Group phát triển theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) lấy Sân bay Quốc tế Cần Thơ và hệ thống giao thông kết nối liên vùng làm trung tâm phát triển, hứa hẹn tạo nên một cộng đồng dân cư hiện đại, sôi động trong tương lai .
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.
Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nhận định thị trường bất động sản (BĐS) đang tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, mã CRE, thuộc Cen Group) đã có những bước tạo đà mạnh mẽ, xây dựng bệ phóng vững chắc cho giai đoạn tiếp theo để nắm chắc cơ hội và giữ vững ngôi vị số 1 trong lĩnh vực dịch vụ BĐS.
Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

(PLVN) - Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.