Những chiếc cầu thang thoát hiểm ở New York

(PLVN) - Những chiếc cầu thang thoát hiểm ở New York là một phần quan trọng của lịch sử kiến trúc và văn hóa của thành phố này.
Những chiếc thang thoát hiểm được coi là biểu tượng của thành phố New York
Những chiếc thang thoát hiểm được coi là biểu tượng của thành phố New York

Những cầu thang thoát hiểm đặc biệt ở New York không chỉ có giá trị chức năng mà còn mang trong mình một phần của lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ của thành phố này. Chúng đã chứng kiến sự phát triển và biến đổi của New York qua các thời kỳ khác nhau và vẫn tiếp tục là một biểu tượng độc đáo của thành phố lớn này.

Cầu thang thoát hiểm xuất hiện lần đầu tại thủ đô London của nước Anh vào thế kỷ 18. Người dân sống trong các tòa nhà cao tại thời điểm đó đối mặt với nguy cơ lớn từ hỏa hoạn, khiến các nhà nghiên cứu đưa ra các phiên bản lối thoát hiểm đầu tiên.

Tuy nhiên, người ta sớm nhận ra rằng cầu thang bộ là giải pháp nhanh nhất để rời khỏi một tòa nhà trong trường hợp hỏa hoạn. Cầu thang bộ thời đó thường được làm bằng gỗ, nhưng chúng dễ cháy rụi. Do đó, cầu thang làm bằng kim loại ra đời và trở thành tiền thân của những cầu thang thoát hiểm sau này.

Ở New York, trong giai đoạn từ năm 1800 đến 1880, quy mô dân số tăng nhanh, và nhiều người di cư đổ đến để làm việc trong các nhà máy. Họ sống chen chúc trong các chung cư lớn xây bằng vật liệu rẻ tiền, làm tăng nguy cơ hỏa hoạn. Khoảng 50% số vụ cháy ở New York xảy ra tại các tòa nhà đô thị này.

Vào ngày 2/2/1860, một vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra tại một tòa nhà chung cư trên phố Elm (nay là phố Lafayette) của New York. Vụ cháy gây ra nhiều thiệt hại vì thang của lính cứu hỏa chỉ có thể vươn tới tầng 3 của tòa nhà, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Hậu quả là 10 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã tử vong. Sự việc này gây ra làn sóng chỉ trích và yêu cầu chính quyền phải siết chặt các biện pháp đảm bảo an toàn xây dựng.

Thang của lính cứu hỏa chỉ có thể vươn tới tầng 3 của tòa nhà

Thang của lính cứu hỏa chỉ có thể vươn tới tầng 3 của tòa nhà

Luật xây dựng Chung cư đầu tiên của New York đã ra đời vào năm 1867, đặt ra các tiêu chuẩn về kích thước phòng, thông gió, và đòi hỏi lối thoát hiểm tại mỗi dãy phòng. Cầu thang thoát hiểm bằng kim loại hoặc đá đã trở thành phần thiết yêu cầu cho các tòa nhà cao trên 4 tầng.

Dù sau này Luật xây dựng New York được sửa đổi vào năm 1938 và các lối thoát hiểm bên trong tòa nhà trở nên phổ biến khiến cầu thang thoát hiểm lắp bên ngoài tòa nhà không còn cần thiết, những cầu thang thoát hiểm này vẫn tồn tại và đã trở thành một phần của văn hóa và lịch sử của thành phố.

Những cầu thang thoát hiểm này đã trở thành một phần của văn hóa và lịch sử của thành phố New York

Những cầu thang thoát hiểm này đã trở thành một phần của văn hóa và lịch sử của thành phố New York

Những chiếc cầu thang này thường được sử dụng không chỉ để thoát hiểm mà còn để trang trí và làm đẹp cho các tòa nhà cổ. Nó đã trở thành biểu tượng của thành phố New York và thường xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, tạo nên một hình ảnh đặc biệt và lịch sử cho thành phố này.

Ngôi nhà 3 tầng sử dụng phương pháp kiến trúc lệch tầng. (Ảnh: ArchDaily)

Gợi ý thiết kế nhà lệch tầng

(PLVN) - Một ngôi nhà 3 tầng với tổng diện tích 148m2, nằm ở thành phố Chofu, Nhật Bản, được xây trên địa hình dốc, đã sử dụng phương pháp kiến trúc lệch tầng để tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ và đảm bảo tính bền vững. Mỗi tầng được thiết kế lùi về phía sau, phù hợp với độ dốc của mảnh đất, giúp toàn bộ công trình vững chãi hơn.
Đường chạy bộ trên cao cùng hàng loạt tiện ích thể dục thể thao và thư giãn tại tầng thượng Lancaster Legacy.

Kiến tạo cộng đồng sống chất với chuỗi tiện ích đa trải nghiệm tại Lancaster Legacy

(PLVN) - Trên thị trường bất động sản hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực căn hộ cao cấp không chỉ xoay quanh việc cung cấp một không gian sống tiện nghi mà còn tập trung vào việc tạo ra những giá trị tinh thần và cảm xúc cho cư dân. Lancaster Legacy chính là lựa chọn lý tưởng cho sự kết hợp của tất cả những yếu tố đó để kiến tạo cộng đồng sống chất giữa trung tâm thành phố.
Nhà cổ hơn 100 tuổi giữa lòng cù lao

Nhà cổ hơn 100 tuổi giữa lòng cù lao

(PLVN) -Nhà cổ tọa lạc tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, TP Tân Uyên, Bình Dương. Đến đây, du khách không khỏi ngạc nhiên trước một vùng quê với nhiều vườn cây ăn quả, đi sâu vào giữa cù lao là những ngôi nhà có kiến trúc cổ xưa nằm khuất dưới những bóng cây xanh.
Sơn cách nhiệt giúp ngôi nhà mát mẻ hơn.

Gợi ý một số vật liệu chống nóng giúp ngôi nhà luôn mát mẻ

(PLVN) - Trong những ngày nắng nóng, oi bức, nhiệt độ luôn ở mức cao ngay cả khi ở trong nhà khiến chúng ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Việc sử dụng những vật liệu chống nóng bên trong nhà sẽ giúp không gian trong nhà luôn mát mẻ, giảm bớt cảm giác nóng bức, khó chịu.
Nhà khung thép đang là cái tên được nhiều người quan tâm

Thế nào là nhà khung thép?

(PLVN) - Những năm gần đây, nhà khung thép đang là một cái tên mới được Việt Nam chú ý với khả năng tiết kiệm chi phí xây dựng cùng nhiều ưu điểm khác.