NHCSXH huyện Phú Lộc chú trọng nâng cao chất lượng các điểm giao dịch xã

(PLO) - Để tạo điều kiện và giúp đỡ các hộ nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế trên địa bàn, hơn 15 năm qua, NHCSXH huyện Phú Lộc luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội để nâng cao chất lượng, hoạt động tại các điểm giao dịch.
NHCSXH huyện Phú Lộc
NHCSXH huyện Phú Lộc

Hiện nay, NHCSXH huyện Phú Lộc có 18/18 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Hoạt động tại các điểm giao dịch được thực hiện nghiêm túc theo đúng thời gian quy định. Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, triển khai các chính sách mới, giao ban hàng tháng với lãnh đạo chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV để nêu ra các tồn tại cũng như các giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ cho vay các chương trình NHCSXH huyện Phú Lộc là 300, 917 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch năm 2018 với 301 tổ TK&VV, trong đó, 261 tổ xếp loại tốt, 40 tổ loại khá, không có tổ trung bình, yếu.

Nhằm nâng cao hoạt động tại điểm giao dịch xã, thị trấn đi vào chiều sâu, NHCSXH huyện đã chú trọng thực hiện các giải pháp như sau:

Thứ nhất, thường xuyên báo cáo, tham mưu Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện quan tâm, chỉ đạo Chính quyền UBND xã, thị trấn tạo điều kiện bố trí không gian giao dịch thuận lợi, rộng rãi trong các phiên giao dịch. Các điểm giao dịch tại xã, thị trấn hoạt động với thời gian cụ thể từ 8h00 đến muộn nhất là 11h30 các ngày giao dịch cố định theo lịch đã thông báo. Hàng tháng, nhờ sự hỗ trợ an ninh của lực lượng công an xã, đội nên quá trình giao dịch đã được đảm bảo an toàn. Từ đó, tạo thuận lợi cho người nghèo, đối tượng chính sách được phục vụ một cách tận tình, nhanh chóng.

Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Phú Lộc làm việc với chính quyền UBND thị trấn Lăng Cô nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn
Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Phú Lộc làm việc với chính quyền UBND thị trấn Lăng Cô nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn

Thứ hai, Ban Giám đốc PGD NHCSXH huyện thường xuyên bám sát chỉ đạo cán bộ tín dụng phụ trách theo dõi địa bàn chủ động nắm bắt chi tiết về các hoạt động tín dụng chính sách: hồ sơ xin vay vốn, nợ đến hạn phân kỳ, kỳ cuối, tình hình thu lãi, huy động tiền gửi của các Tổ trưởng tổ TK&VV, nội dung họp giao ban trước các phiên giao dịch hàng tháng. Từ đó, kịp thời đưa ra các giải pháp để tổ chức phiên giao dịch đạt hiệu quả tốt nhất.

Thứ ba, công tác giao ban định kỳ tại phiên giao dịch được tổ chức thực hiện ngày càng có chất lượng. Với sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo UBND xã, thị trấn, Hội đoàn thể và Tổ trưởng tổ TK&VV phản ánh kịp thời chính xác các hoạt động, những tồn tại, khó khăn trong công tác ủy nhiệm, ủy thác của các tổ chức chính trị, xã hội. Ngoài ra, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn đã quan tâm đưa ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, tồn tại và nghiêm túc phê bình các Hội nhận ủy thác, Tổ TK&VV hoạt động chưa hiệu quả. Kiên quyết kiện toàn, thay thế các Tổ trưởng tổ TK&VV không thực hiện tốt các nội dung ủy nhiệm theo hợp đồng đã ký kết với NHCSXH.

Thứ tư, sau các phiên giao dịch định kỳ, Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn báo cáo kịp thời cho Chủ tịch UBND xã, thị trấn kết quả phiên giao dịch, các tổ TK&VV hoạt động chưa tốt, các Hội đoàn thể chưa thực hiện tốt công tác ủy thác, danh sách các hộ vay chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định...

Thông qua hoạt động của các điểm giao dịch tại xã, thị trấn NHCSXH huyện Phú Lộc đã đưa kịp thời đồng vốn tín dụng chính sách đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách. Hạn chế người dân phải tiếp cận với các nguồn tín dụng đen, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Đồng thời, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ cơ bản của Ngân hàng.

Hiện nay, NHCSXH huyện Phú Lộc đã triển khai tốt việc huy động tiền gửi trong dân cư, các tổ chức kinh tế, xã hội,... Nghiệp vụ này có thể thực hiện tại Trụ sở Ngân hàng huyện hoặc có thể thực hiện trực tiếp tại các điểm giao dịch xã (vào ngày giao dịch cố định hàng tháng), lãi suất tương đương lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại. Hoạt động này nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi tạo nguồn cho vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định. Tính đến nay, chỉ tiêu huy động tiết kiệm trong dân cư, đơn vị thực hiện được 27.747 triệu đồng, đạt 147% kế hoạch giao năm 2018, trong đó, 18/18 điểm giao dịch xã đã nhận huy động được tiền gửi với số tiền 10.476 triệu đồng, đạt 228% so với thời điểm cuối năm 2017.

Phải nói rằng trong thời gian qua NHCSXH huyện Phú Lộc thực sự là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo tại địa phương.

Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.