Nhận diện “lỗ hổng” trong PCCC ở các chung cư cao tầng

(PLVN) - Trong giải trình một số nội dung giám sát của Đoàn giám sát Quốc hội mới đây về công tác phòng cháy, chữa cháy, UBND TP HCM đã chỉ ra những điểm mất an toàn “chết người” ở các chung cư cao tầng. 
Lực lượng cứu hỏa, cứu hộ cứu nạn đang xử lý một vụ cháy ở TP HCM
Lực lượng cứu hỏa, cứu hộ cứu nạn đang xử lý một vụ cháy ở TP HCM

Cháy, nổ có nguy cơ tăng cao

Mấy năm trở lại đây, trên địa bàn thành phố xảy ra 69 vụ cháy tại các chung cư, điển hình là vụ cháy ngày 23/3/2018 tại Chung cư Carina Plaza quận 8 làm 13 người chết, 51 người bị thương; vụ cháy ngày 17/4/2016 tại Chung cư Sài Gòn Pearl, phường 22, quận Bình Thạnh gây thiệt hại 415 triệu đồng. 

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết,với công trình chung cư cao tầng khi xảy ra cháy thì diện tích đám cháy phát triển nhanh theo chiều cao công trình. Công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn do việc tiếp cận của lực lượng và phương tiện chữa cháy bị hạn chế. 

Ông Tuyến nhìn nhận, áp lực về nhà ở của người dân tại thành phố trong thời gian tới sẽ không giảm, kéo theo số lượng nhà chung cư cao tầng thời gian tới sẽ ngày càng nhiều hơn. Hiện trên địa bàn TP HCM có khoảng 1.207 chung cư với 2.281 khối nhà. Trong đó, có 690 chung cư được xây dựng trước năm 2001, khi Luật Phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực (trong 690 chung cư này có khoảng 525 chung cư xây dựng trước năm 1975). 

Nếu công tác quản lý nhà nước của các cơ quan liên quan đến đầu tư, xây dựng dự án, công trình thiếu hiệu quả, chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và người dân, doanh nghiệp không nâng cao ý thức về phòng cháy, chữa cháy thì tình hình cháy, nổ có khả năng sẽ xảy ra rất cao, gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Nguyên nhân do đâu?

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP HCM nêu rõ, các chung cư cũ được xây dựng, sử dụng lâu năm, đặc biệt là các nhà chung cư xây dựng trước năm 1975 và trước khi có Luật Phòng cháy, chữa cháy đã không được trang bị đầy đủ các phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Công trình theo thời gian xuống cấp nghiêm trọng, không có kinh phí để bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy. 

Một số chung cư không có đơn vị chủ quản, Ban quản trị nên công tác tự kiểm tra, công tác tuyên truyền và thực tập phương án tại chung cư không được thực hiện. Bên cạnh đó, người dân chưa ý thức cao trong an toàn phòng cháy, chữa cháy. Do nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh, họ đã tự ý xây dựng cơi nới, lấn chiếm hành lang, lối đi, bố trí khu vực sinh hoạt, kinh doanh trong bãi giữ xe, các phòng kỹ thuật, lắp đặt rào cản, bố trí bãi xe cản trở giao thông phục vụ chữa cháy, làm mất tác dụng của cửa đi vào buồng thang bộ; câu mắc, đấu nối thêm các thiết bị điện không đảm bảo theo quy định. 

Ngoài ra, không ít chung cư tái định cư có lực lượng phòng cháy, chữa cháy là những cư dân sống trong chung cư. Đa số họ là người lao động (ban ngày đi làm ban đêm mới tham gia) nên không được tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, khả năng xử lý tình huống kém, lúng túng trong triển khai phương tiện phòng cháy, chữa cháy khi có cháy xảy ra. 

Còn với các chung cư xây dựng sau khi có Luật Phòng cháy, chữa cháy, ông Tuyến cũng chỉ rõ: Do việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật không kịp thời dẫn đến việc triển khai, tổ chức thực hiện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy các dự án, công trình nhà ở chung cư tại thành phố gặp rất nhiều khó khăn, không thống nhất, đồng bộ. Một số chung cư không đảm các yêu cầu về giao thông phục vụ chữa cháy, khoảng cách, giải pháp ngăn cháy, lối thoát nạn, cấp nước chữa cháy, hệ thống kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn tại thời điểm công trình xây dựng và trong giai đoạn hiện nay. Các chung cư mới xây dựng, đặc biệt là các chung cư tái định cư tuy được trang bị hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định, nhưng trong quá trình hoạt động không bảo quản, không thực hiện bảo trì, bảo dưỡng do khó khăn về nguồn kinh phí với các nguyên nhân nêu trên dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả, chất lượng công trình cũng như hệ thống phòng cháy, chữa cháy xuống cấp nghiêm trọng, tại một số chung cư các hệ thống phòng cháy, chữa cháy đã ngưng hoạt động...

Thời gian qua, để siết các vi phạm, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đối với chung cư, nhà cao tầng, TP HCM đã tiến hành kiểm tra đối với 1.361 lượt cơ sở chung cư, nhà cao tầng, lập 1.361 biên bản. Qua kiểm tra đã phát hiện 582 lỗi vi phạm, lập biên bản xử phạt 334 vụ với tổng số tiền trên 2,1 tỉ đồng, tiến hành tạm đình chỉ hoạt động đối với 9 cơ sở. 

Theo UBND TP HCM, việc vi phạm phòng cháy, chữa cháy là một vấn đề không mới, tuy nhiên các chủ đầu tư vẫn “bất chấp” mà vi phạm, bỏ mặc những nguy cơ khi xảy ra cháy nổ hoàn toàn có thể phát sinh cho toàn bộ dân cư sinh sống tại tòa nhà do các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy chưa đảm bảo. 

Trước tình trạng này, TP HCM đã yêu cầu cơ quan chức năng phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với các chủ đầu tư không thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, có chế tài xử lý mạnh hơn nữa đối với các chủ đầu tư vi phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật…

Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.