Hà Nội: Nhiều quận, huyện chưa giải ngân đồng vốn nào trong 9 tháng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các chỉ tiêu tăng trưởng của TP. Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề. Một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 10% gồm: Nam Từ Liêm (0%), Đông Anh (0%), Ba Đình (0%), Hoàng Mai (0%), Ứng Hòa (0,4%)...
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: Hanoi.gov.vn).
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: Hanoi.gov.vn).

Ngày 1/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì hội nghị trực tuyến giao ban công tác quý III và 9 tháng đầu năm 2021, đánh giá về công tác phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách.

Ông Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cho biết, hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn quý III ước giảm 7,02%. Trong đó, Dịch vụ giảm 8,18%; Công nghiệp và xây dựng giảm 6,76%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,39%; Thuế sản phẩm giảm 2,56%. Do quý I và quý II tăng khá nên lũy kế 9 tháng kinh tế Hà Nội vẫn duy trì tăng trưởng 1,28% - thấp hơn cùng kỳ năm 2020 là 3,35%.

Cũng tại Hội nghị, đại diện Kho bạc Nhà nước TP. Hà Nội đã báo cáo kết quả thực hiện giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản 9 tháng năm 2021 qua Kho bạc Nhà nước.

Tính đến ngày 29/9, toàn TP. Hà Nội giải ngân được hơn 15.063 tỷ đồng, đạt 32,6% kế hoạch thành phố giao sau điều chỉnh và đạt 36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản cấp thành phố 5.552,415 tỷ đồng, đạt 28,8% kế hoạch thành phố giao sau điều chỉnh; chi đầu tư phát triển khác (giải ngân qua Quỹ Đầu tư phát triển và Sở Tài chính TP. Hà Nội) đạt 1.050 tỷ đồng, đạt 70,9% kế hoạch thành phố giao sau điều chỉnh; chi đầu tư cấp huyện 9.510,829 tỷ đồng, đạt 35,3% kế hoạch thành phố giao sau điều chỉnh.

Kết quả giải ngân kế hoạch năm 2021 theo đầu mối ngân sách cấp thành phố, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hà Nội chưa đạt được mức giải ngân 60% như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhưng có kết quả giải ngân tốt hơn mức giải ngân chung của toàn TP. Hà Nội.

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hà Nội, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP. Hà Nội có tỷ lệ giải ngân thấp hơn so với mức giải ngân chung của toàn TP. Hà Nội.

Một số sở, ngành, quận, huyện thực hiện nhiệm vụ chi thành phố có tỷ trọng cao, đạt tỷ lệ giải ngân tốt như: Thanh Trì đạt 100%, Đống Đa đạt 93%, Đan Phượng đạt 82,5%, Bộ Tư lệnh Thủ đô TP. Hà Nội đạt 70,7%.

Tuy nhiên, còn 8 đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 10%, gồm: Nam Từ Liêm (0%), Đông Anh (0%), Ba Đình (0%), Hoàng Mai (0%), Ứng Hòa (0,4%), Sơn Tây (3,3%), Mỹ Đức (3,9%), Thạch Thất (4,7%)…

Đối với nguồn ngân sách cấp huyện, các đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao là: Thanh Xuân (95,2%), Hà Đông (89,51%), Phú Xuyên (89,28%), Tây Hồ (68,98%), Cầu Giấy (68,68%)…. Còn 6 đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 30%, như: Thạch Thất (15,63%), Bắc Từ Liêm (17,55%), Nam Từ Liêm (19,3%), Đông Anh (21,91%), Hoàng Mai (28,94%), Quốc Oai (29,31%).

Trong 3 tháng cuối năm 2021, Kho bạc Nhà nước TP. Hà Nội tập trung chỉ đạo các đơn vị Kho bạc thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước thuận lợi, thanh toán kịp thời cho các nhà thầu để bảo đảm vốn thi công công trình.

Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.