Giải quyết xung đột thị trường BĐS phải chờ “phép màu“?

(PLO) - Lúc thị trường trầm lắng, xung đột, mâu thuẫn trong thị trường bất động sản (BĐS) vốn tiềm ẩn nhiều năm mới có cơ bộc lộ. Và trong khi mâu thuẫn đang lan rộng, bùng phát với mức độ ngày thêm dữ dội thì dường như cơ quan hữu trách lại lúng túng trong cách giải quyết, càng làm “cái sảy nảy cái ung”.
Đụng đâu cũng có tranh chấp
GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC nhận định, có 6 dạng tranh chấp phổ biến trên thị trường BĐS. Một là, tranh chấp trong thực hiện các giao dịch về BĐS mà chủ yếu có liên quan đến “sổ đỏ” gắn với giá giao dịch ghi trên hợp đồng thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường. Hai là, tranh chấp trong thực hiện các giao dịch về BĐS khi chưa có “sổ đỏ” đối với nhà thuộc dự án. 
Ba là, tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án và người góp vốn “mua nhà trên giấy” gắn với những rủi ro không được quản lý về cam kết giữa 2 bên (những rủi ro là hiện hữu khi thị trường không còn sôi động). Bốn là, tranh chấp chủ đầu tư dự án nhà chung cư và cư dân ở nhà chung cư về các không gian công cộng, chi phí dịch vụ và chất lượng dịch vụ. 
Năm là, tranh chấp giữa các bên liên kết, liên doanh trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển BĐS mà chủ yếu giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài. Sáu là, tranh chấp giữa chủ đầu tư ban đầu và các chủ đầu tư thứ cấp dưới dạng tổng công ty và công ty con, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án, bên nhập góp vốn đối với các dự án đầu tư.
Nhưng 6 loại tranh chấp này là những tranh chấp hiện hữu. Thị trường BĐS còn đang chứa đựng 2 loại tranh chấp mà mức độ phức tạp của nó còn “khó giải quyết” hơn nhiều – theo lời một chuyên gia tài chính. Đó là tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án, các ngân hàng thương mại cho vay và góp vốn trong giải quyết nợ xấu gắn với phương thức đầu tư hoặc tài sản thế chấp. Ngoài ra, còn tranh chấp trong việc giải quyết nợ xấu liên quan đến tồn kho bất động sản giữa chủ đầu tư (sơ cấp, thứ cấp), ngân hàng và khách hàng góp vốn.
Giải quyết tranh chấp kiểu “con kiến mà leo cành đa”
Tranh chấp tràn lan nhưng giải quyết tranh chấp trên thị trường BĐS là “bài toán” đang không có lời giải. Bởi, hiện chúng ta còn thiếu cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp, chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe. Hợp đồng, thỏa thuận ký giữa các bên thường không chặt chẽ và có nhiều khoảng trống, trong đó thiếu quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư (đặc biệt đối với các hợp đồng chủ đầu tư áp đặt mẫu hợp đồng đối với khách hàng)…
Xung đột trên thị trường là điều đã được tiên đoán, nhưng đến giờ, khi thị trường trầm lắng tạo cơ hội cho xung đột bộc lộ, thì theo Luật sư Nguyễn Trúc Hiền, Luật sư thành viên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam (VILAF – Hồng Đức), nhiều vụ việc dường như bế tắc. “Khách hàng phân vân nếu kiện ngay thì được gì, vì nhà đang xây dở, chưa có hạ tầng, chưa có thang máy thang bộ, có lấy về cũng không sử dụng được. Còn nếu để một thời gian nữa mới kiện lại đối mặt với nguy cơ hết thời hiệu” – bà Hiền kể lại tình huống bà đã gặp. 
Kể cả trong trường hợp các bên liên quan phải sử dụng phương thức kiện ra tòa, nhưng nếu có được phán quyết của Tòa án thì khâu thi hành án đối với giao dịch BĐS cũng không đơn giản. “Tòa đưa ra phán quyết đình chỉ hợp đồng do chủ đầu tư chậm tiến độ nhưng doanh nghiệp lại không có khả năng hoàn trả tiền khách hàng đã góp vốn... Rất nhiều trường hợp không biết thi hành án ra sao khi Tòa buộc chủ đầu tư đang làm ăn lỗ hoặc tạm dừng dự án phải chia lợi nhuận bằng cổ phiếu theo thỏa thuận của hợp đồng góp vốn. Đây là điều không thể thực hiện được” – ông Đào Ngọc Chuyền, Trọng tài viên VIAC chia sẻ.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Những điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 áp dụng từ ngày 01/8/2024

(PLVN) - Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Kể từ ngày 01/8/2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực thi hành, nhiều điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ được áp dụng.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐH Luật TP HCM và Đoàn Luật sư Tỉnh Khánh Hoà trong khuôn khổ hội thảo.

Luật mới có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp bất động sản

(PLVN) -  TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM cho rằng, mặc dù trong nhiều năm qua, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn đang gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, nhưng với những sự thay đổi trong các văn bản pháp luật trụ cột của ngành gần đây, bức tranh bất động sản đang dần có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp…
UBND tỉnh Hải Dương tìm phương án tháo gỡ cho những nhà đầu tư

Rất nhiều dự án của Hải Dương đang chậm tiến độ

(PLVN) - Ngày 24/6, UBND tỉnh Hải Dương họp phiên thường kỳ tháng 6 (lần 8) để nghe và cho ý kiến một số nội dung báo cáo của các sở, ngành. Trong đó có báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương về các dự án chậm tiến độ do UBND các huyện, thị xã, thành phố chấp thuận đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng cao tốc kêu lỗ ở một số hạng mục. (Ảnh: PV)

Doanh nghiệp 'kêu than' vì định mức xây dựng thấp, Bộ Xây dựng nói gì?

(PLVN) - Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng giao thông và dân dụng trong những năm gần đây đều “kêu than” vì định mức xây dựng được quy định đang thấp hơn so với thực tế, khiến nhiều hạng mục doanh nghiệp phải bù lỗ. Bộ Xây dựng đang dự thảo sửa đổi nghị định về định mức ngành xây dựng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện các dự thảo Nghị định. (Ảnh: VGP)

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý hoạt động sàn bất động sản

(PLVN) -  Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 đáp ứng cho nhu cầu nhà ở XH trên địa bàn TP Hải Phòng.

Hải Phòng: Chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Nhằm triển khai kịp thời các Nghị quyết của Thành uỷ, HĐND TP, Quyết định của UBND TP về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; bám sát các chỉ đạo tại Chương trình công tác năm 2024 của Thành uỷ và UBND TP, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, nội dung theo quy định, Hải Phòng đang chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân tại các chung cư cũ… Hiện thực hoá mục tiêu này, Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 với quy mô 4.456 căn nhà ở xã hội đang đẩy nhanh tiến độ.
Một dự án NƠXH trên địa bàn TP.Hà Nội.

Hà Nội đề xuất thêm 9 khu nhà ở xã hội

Sở QH-KT Hà Nội đã đề xuất mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung, với tổng quy mô diện tích đất nghiên cứu quy hoạch gần 669 ha tại 8 quận, huyện: Hà Đông, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín.
Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

(PLVN) - Ngày 11/6, đại diện Phòng quản lý đô thị (QLĐT) TP Đà Lạt đã có buổi làm việc với chủ đầu tư công trình Toà nhà CLB golf ở Đồi Cù, các nhà thầu thi công về việc tháo dỡ các công trình sai phạm xôn xao dư luận thời gian qua. Chủ đầu tư nêu ý kiến được triển khai tháo dỡ ngay nhưng theo đại diện UBND TP Đà Lạt thì chưa thể triển khai ngay do cần hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Các chuyên gia chia sẻ thông tin tại chương trình. (Ảnh: TTXVN)

Thực thi 3 Luật mới liên quan đến bất động sản: Khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn

(PLVN) - Các Luật sửa đổi liên quan đến thị trường bất động sản như: Đất đai, Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Việc thực thi các Luật mới này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những “điểm nghẽn” về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn.