Cư dân chung cư CT2 Trung Văn “tố” chủ đầu tư “phạm luật”

(PLO) - "Đây là tòa nhà chung cư đầu tiên mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) xây dựng, bán ưu đãi cho cán bộ có nhiều đóng góp cho Tập đoàn nhưng tòa nhà không được quản lý theo đúng pháp luật. Hành động cắt điện nước chính đồng nghiệp của mình của lãnh đạo Viettel- Hancic là điều không thể chấp nhận được”, đại diện cư dân chung cư CT2 “phẫn nộ” viết trong lá đơn gửi tới báo PLVN.

Sảnh trước khu căn hộ ngổn ngang vật liệu xây dựng
Sảnh trước khu căn hộ ngổn ngang vật liệu xây dựng
Nhận nhà 02 năm vẫn chưa hoàn công
Chung cư CT2 Trung Văn do công ty TNHH phát triển nhà Viettel – Hancic là chủ đầu tư. Theo hồ sơ cư dân cung cấp thì công ty này do tập đoàn Viễn thông quân đội và công ty Phục Hưng góp vốn với tỷ lệ 70/30. Theo cam kết, chủ đầu tư sẽ bàn giao nhà cho cư dân vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, từ tháng 4, tháng 5/2012, khi tòa nhà còn chưa đủ điều kiện để bàn giao chủ đầu tư đã gửi văn bản cho khách hàng yêu cầu tới nhận nhà, nếu không sẽ phạt phạt tiền 200.000vnđ/ngày. Các căn hộ chưa đóng quá 70% giá trị căn hộ trước khi bàn giao nhà thì bị chủ đầu tư phạt lãi suất.
“Chúng tôi nhận nhà đã hơn 1 năm nay nhưng chủ đầu tư vẫn chưa tổ chức nghiệm thu, bàn giao theo các quy định của pháp luật, chưa cung cấp cho chúng tôi các giấy chứng nhận như: Giấy chứng nhận an toàn chịu lực và Giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BXD ngày 16/4/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Hệ thống PCCC hoạt động không đảm bảo kỹ thuật, báo cháy giả diễn ra liên tục và hiện nay chủ đầu tư đã ngắt hẳn chuông báo cháy dù tín hiệu báo cháy ở căn hộ vẫn tồn tại”, ông Lê Văn Lương, trưởng ban đại diện lâm thời, đại diện cho các hộ dân phản ảnh.
Ghi nhận của phóng viên PLVN tại thời điểm tháng 5/2014 cho thấy đúng là tòa chung cư này vẫn chưa đủ điều kiện để nghiệm thu, bàn giao theo các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều 11 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.
Cư dân chung cư CT2 Trung Văn “tố” chủ đầu tư “phạm luật” ảnh 1
Bể bơi "trong mơ" của cư dân hiện vẫn chưa hoàn thiện
Các hộ dân phản ảnh, khi cư dân đến ở nhận thấy tòa nhà vẫn như một công trường, các hạng mục trong hợp đồng còn thiếu như hệ thống doorphone, phòng sinh hoạt cộng đồng, một số hạng mục trong căn hộ … các hệ thống thuộc sở hữu chung chưa được hoàn thành, nghiệm thu và được cấp giấy chứng nhận của các cơ quan chức năng như hệ thống PCCC nên cư dân đã kiến nghị làm việc với chủ đầu tư nhưng chủ đầu tư không có thiện chí.
Quá bức xúc, nhiều cư dân đã không chấp nhận đóng phí dịch vụ đúng theo mức đã ghi trong hợp đồng. Để “trả đũa”, chủ đầu tư đã gây sức ép bằng cách cắt điện nước của cư dân. “Hành động đơn phương cắt điện nước của chủ đầu tư khi cư dân đóng đủ tiền điện, nước là vi phạm pháp luật vì theo quy định Công ty quản lý tòa nhà phải hỏi ý kiến Ban quản trị là tổ chức bảo vệ quyền lợi của cư dân và chỉ được phép yêu cầu các cơ quan cấp điện nước cắt điện nước với các chủ sở hữu vi phạm nghiêm trọng quy chế sử dụng chung cư. Tòa nhà này có nhiều cán bộ, công nhân viên của Viettel sinh sống, hành động cắt điện nước chính đồng nghiệp của mình của lãnh đạo Viettel- Hancic là điều không thể chấp nhận được”, ông Cao Xuân Tùng bức xúc cho biết.
Biến tầng kỹ thuật thành Penhouse
Không chỉ “sống trong sợ hãi” vì bàn giao căn hộ cho cư dân về ở trong khi chưa đủ điều kiện hoàn công, cư dân CT2 Trung VănViettel- Hancic còn bức xúc trước nhiều sai phạm khác của chủ đầu tư. Theo phản ảnh của cư dân thì chủ đầu tư đã xây dựng nhà rửa xe trái phép tại khuôn viên dự án, hành động ngang nhiên lấn chiếm này đã bị cư dân phản ứng mạnh mẽ và phản ánh lên tập đoàn Viễn thông quân đội, tuy nhiên sau rất nhiều thời gian thì nhà rửa xe trái phép này mới bị di dời.
Chủ đầu tư còn tiến hành lắp điều hòa công nghiệp tại tường bao tòa nhà ở tầng 3 tầng 4 trái với quy định tại Luật nhà ở 2005, QĐ 08BXD về quản lý sử dụng nhà chung cư, QĐ 01 UBND TP Hà Nội về quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hơn 30 cục nóng điều hòa công suất lớn lắp đặt chiếm dụng phần sở hữu chung, không gian chung là hành động sai phạm rõ ràng và ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của các căn hộ tại tầng thấp, ảnh hưởng đến mỹ quan của cả tòa nhà.
Cư dân chung cư CT2 Trung Văn “tố” chủ đầu tư “phạm luật” ảnh 2
Hơn 30 cục nóng điều hòa lấn chiếm sở hữu chung
Nghiêm trọng hơn, tầng 25 trong hợp đồng mua bán căn hộ chủ đầu tư ký với khách hàng được ghi rõ là tầng kỹ thuật nhưng khi đến ở, cư dân phát hiện chủ đầu tư đã biến tầng 25 thành căn hộ Penhouse, chủ sở hữu các căn Penhouse này đều là lãnh đạo công ty Phục Hưng, lãnh đạo cấp phòng ban của tập đoàn Viễn thông quân đội.
Cư dân chung cư CT2 Trung Văn “tố” chủ đầu tư “phạm luật” ảnh 3
Tầng kỹ thuật biến thành penhouse
Cư dân chung cư này còn phản ảnh, mặc dù đã nhận nhà và về ở hơn một năm qua nhưng chủ đầu tư vẫn chưa ký hợp đồng điện nước trực tiếp, giá nước ở đây lên tới 7.500vnđ/m3; giá điện thì họ tự ý cộng thêm 5% tiền thất thoát. Chủ đầu tư còn “tận thu” bằng cách quy định thu phí trông xe giá “cắt cổ” (30.000vnđ/2h). “Từ khi về đây tôi mất cả bạn bè vì mời khách đến ăn hay con cái đến thăm bố mẹ khi về phải trả đến hơn 100.000 tiền gửi xe tính lũy tiền theo giờ”, đại diện cư dân bức xúc phản ảnh.
Để làm rõ những ‘cáo buộc” của cư dân, phóng viên PLVN đã nhiều lần liên lạc với đại diện chủ đầu tư nhưng ông Trần Vĩnh An, Tổng giám đốc công ty Viettel – Hancic luôn trả lời còn bận…họp nên chưa thể trả lời báo chí.
Trước đó, ngày 21/4/2014, công ty này đã có băn bản số 54 nhận lỗi trước các hộ dân về những thiếu sót trong quá trình quản lý, vận hành tòa nhà và cam kết sẽ khắc phục.
Tuy nhiên, đại diện cư dân cho biết đây chỉ là những lời “hứa cho qua chuyện”.
PLVN tiếp tục cập nhật thông tin.
Ngang nhiên xây dựng trái phép và hoạt động kinh doanh nhà hàng suốt nhiều năm qua trên bán đảo Sơn Trà.

Xử phạt và yêu cầu tháo dỡ công trình trái phép trên bán đảo Sơn Trà

(PLVN) - UBND quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng vừa qua đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số cá nhân đã thực hiện hành vi chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan quản lý nhà nước cho phép và hành vi chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực bán đảo Sơn Trà.
Đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng. (ảnh minh hoạ)

Đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn: Còn nhiều ý kiến khác nhau

(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa họp cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Một trong những vấn đề được các đại biểu tập trung cho ý kiến là việc dự thảo Luật bổ sung mới quy định về sở hữu nhà chung cư, bao gồm quy định xác lập và chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư; các xử lý nhà chung cư khi bị phá dỡ; quyền và trách nhiệm chủ sở hữu sau khi nhà chung cư bị phá dỡ...
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký , chủ trì tiếp công dân thường kỳ tháng 3/2023.

Bí thư Quảng Ninh yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể 5% quỹ đất nông nghiệp công ích

(PLVN) - Ngày 15/3, tại buổi tiếp công dân thường kỳ tháng 3, Bí thư tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đã yêu cầu huyện Vân Đồn nói riêng và các địa phương trong tỉnh cùng với sở, ngành liên quan rà soát tổng thể 5% quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; công tác quản lý quỹ đất này, không để xảy ra vi phạm, tham nhũng, lãng phí.
Ảnh minh họa

'Gọi tên' thủ tục

(PLVN) - Xin bắt đầu bằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, dài 58km, tổng vốn hơn 31.300 tỷ đồng, khởi công 9 năm trước đến nay vẫn dang dở do thiếu vốn, vướng thủ tục. Trong khi, dự án này có ý nghĩa trục huyết mạch nối hai vùng Đông - Tây Nam Bộ, giảm ùn tắc cho TP HCM.
Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước

Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước

(PLVN) - Theo quyết định vừa được UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) ban hành, áp dụng từ 18/3, đất ở tuỳ quận huyện có hệ số điều chỉnh gấp 3-25 lần so với giá nhà nước. Khu vực có hệ số cao nhất, tối đa 25 lần, là huyện Hóc Môn (10-25 lần) và Thủ Đức (6-25 lần). Khung hệ số này tăng 10 đơn vị so với 2022 (tối đa 15 lần).
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định

(PLVN) -  Góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai lần này cần khắc phục tình trạng chồng chéo mâu thuẫn trong các quy định về đất đai nói chung và thu hồi đất nói riêng; khắc phục sự bất hợp lý trong thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.
Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN)

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS: Hoàn thiện thể chế, chính sách đảm bảo khả thi, đồng bộ

(PLVN) -  Theo Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật… Tôn trọng và tuân thủ quy luật thị trường; lĩnh vực bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác.
Một góc TP Cà Mau.

Nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất ở Cà Mau

(PLVN) - Theo thông báo Kết luận Thanh tra (KLTT) 716/TB-TTCP Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố, việc xác định đơn giá thu tiền sử dụng đất (SDĐ), thuê đất; ban hành áp dụng chính sách miễn giảm tiền SDĐ, thuê đất không đúng quy định tại một số dự án ở Cà Mau; gây thất thoát ngân sách Nhà nước (NSNN).
Chính phủ ban hành Nghị quyết về thị trường bất động sản, trong đó tập trung gỡ thể chế, khơi thông nguồn vốn.

Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa

Giải pháp nào hiện thực giấc mơ 'nhà giá rẻ'?

(PLVN) -  Trong 5 năm, có 18 ngàn người ở TP HCM cần vay vốn nhà ở xã hội (NƠXH) để mua hoặc xây nhà, nhưng chỉ 310 người được vay (đạt 1,7%). Thông tin được lãnh đạo Sở Xây dựng TP đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 và công bố kế hoạch 10 năm tới tại TP HCM.
 Một số công trình trái phép hoạt động trên bán đảo Sơn Trà.

Đà Nẵng khó xử lý công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà

(PLVN) -  Nhiều năm trước, Kết luận 792 ngày 18/10/2016 của Thanh tra TP Đà Nẵng đã chỉ rõ, có 68 công trình xây dựng trái phép ở bán đảo Sơn Trà (từ 1997 - 2010) phải tháo dỡ, hoàn trả hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, 6 năm qua, mới có 10 trường hợp bị xử lý.
TS. Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn bất động sản mùa xuân.

Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

(PLVN) - Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ III do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra dự báo về xu hướng, triển vọng và cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ảnh minh họa.

Đốc thúc sở, ngành giao đất cho 5.700 hộ dân huyện Mê Linh

(PLVN) - Ngày 9/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, yêu cầu Sở Tài, nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch và Kiến trúc, Tư pháp, Tài chính… giải quyết tồn tại, vướng mắc về giao đất dân cư dịch vụ trên địa bàn huyện Mê Linh.