“Bài toán” nhà cao tầng khu trung tâm gây ngập nước, kẹt xe

(PLVN) - TP HCM đang có tốc độ đô thị hóa rất cao nhưng chính sách quy hoạch vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Người dân lo ngại Thành phố sẽ trở thành những khu “rừng bê tông” như nhiều nơi trên thế giới.
Càng nhiều cao ốc mọc lên, nguy cơ “vỡ trận” vì kẹt xe, ngập lụt, ô nhiễm cho đô thị càng tăng
Càng nhiều cao ốc mọc lên, nguy cơ “vỡ trận” vì kẹt xe, ngập lụt, ô nhiễm cho đô thị càng tăng

Cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển 

Mặc dù khu vực trung tâm thành phố đã quen cảnh “đất chật người đông”, nhưng hiện nay đang phải gồng mình gánh thêm hàng loạt những dự án nhà cao tầng, trung tâm thương mại, công trình đông người.

Đơn cử như đường Phổ Quang, quận Tân Bình mặc dù chỉ có một đoạn ngắn chưa đầy 2 km nhưng phải oằn mình gánh năm dự án khu nhà chung cư. Đoạn đường Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh) dù rất nhỏ nhưng chung cư mọc lên dày đặc để đón đầu việc con đường này được quy hoạch mở rộng... Một số cao ốc trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10) sắp đưa vào hoạt động, trong khi nơi đây là một điểm nóng kẹt xe…

Chủ tịch Ủy ban dân dân TP HCM  cũng cho hay, tốc độ gia tăng dân số của thành phố là 200.000 người/năm, đồng nghĩa với việc cứ 5 năm, thành phố lại có thêm 1 triệu cư dân. Với tốc độ này, chỉ trong gần 10 năm nữa, thành phố sẽ trở thành một trong những siêu đô thị mới của khu vực với hệ thống cơ sở hạ tầng cũ kỹ, sẽ có nguy cơ “vỡ trận” vì tắc đường, ngập úng, ô nhiễm, môi trường... 

Người dân đề nghị chính quyền tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp, quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng, giám sát việc thực hiện các dự án, công trình xây dựng, xử lý nghiêm với các trường hợp chung cư xây dựng sai phép, sai quy hoạch, tránh tình mạng “việc đã rồi” mới giải quyết, khắc phục hậu quả. 

Trước vấn đề này, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM nhìn nhận, thành phố hiện đang chịu nhiều áp lực trước tình trạng đô thị phát triển nhanh, dân số ngày một tăng cao dẫn quá tải về nhiều mặt...

Ông Hoan cho hay, phát triển nhà cao tầng là xu hướng của các đô thị hiện đại nhằm giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh, không gian công cộng và tăng hiệu quả sử dụng đất. Trong thời gian qua, việc đầu tư xây dựng chung cư cao tầng phải phù hợp với đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt (Đồ án quy hoạch phân khu đô thị được phê duyệt trên cơ sở đảm bảo đáp ứng hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật).

Tuy nhiên, tại một số khu vực, việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển nhà cao tầng, là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông, quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. 

Phải đồng bộ nhiều giải pháp

Theo ông Võ Văn Hoan, việc giảm tải hạ tầng giao thông đô thị phải kết hợp các giải pháp như: Hạn chế phát triển phương tiện cá nhân, phát triển số lượng phương tiện vận tải hành khách công cộng có chất lượng cao. Tăng thêm diện tích các bãi đậu xe, đầu tư đồng bộ các dự án hạ tầng xã hội (văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại - dịch vụ...)…

Ông Hoan cho biết, trong thời gian qua, Thành phố đang đầu tư đồng bộ các dự án hạ tầng xã hội tại các quận nội thành và các huyện ngoại thành để tránh việc người dân các địa phương khác tập trung vào các quận nội thành gây quá tải hạ tầng giao thông đô thị.

Thành phố cũng đã và đang tập trung, huy động mọi nguồn lực phát triển, triển khai thực hiện bảy chương trình đột phá, trong đó bốn chương trình được quan tâm hàng đầu là Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; Chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Chương trình giảm ô nhiễm môi trường và Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị nhằm đưa thành phố phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội...

Ông Hoan thông tin thêm, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 5087 năm 2018 phê duyệt Kế hoạch phát triển Nhà ở TP HCM giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, hạn chế thực hiện các dự án nhà ở tại khu vực trung tâm, các quận nội thành hiện hữu. Về công tác quy hoạch, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo rà soát tình hình thực hiện và nghiên cứu, lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề cương nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2040 cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và tổ chức triển khai rà soát, tập trung các nội dung cốt lõi.

Cụ thể như phạm vi, tính chất, mục tiêu và quan điểm lập quy hoạch; quy mô dân số, đất đai, mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian, phân khu chức năng, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, chương trình, dự án ưu tiên, cơ chế, chính sách quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch... làm cơ sở để nhận định một số yêu cầu và các vấn đề cần chú ý trong lần điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố sắp tới. 

Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP HCM, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho phép TP HCM tiến hành công tác điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố. Theo tiến độ dự kiến sẽ tiến hành các bước lập điều chỉnh theo đúng quy định, tầm nhìn quy hoạch đến năm 2060.
Việc định hướng phát triển đô thị cũng phải mang tính “mở”, linh hoạt. Đồng thời, TP HCM cũng đang thực hiện chương trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ cháy nổ và cơ sở không phù hợp quy hoạch vào các khu công nghiệp tập trung và quy hoạch các khu đại học, y tế, kho tàng, bến bãi ở các vành đai ngoài nhằm giảm lưu lượng, phương tiện lưu thông xuyên qua thành phố.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.