87% người dân Việt Nam ủng hộ nền kinh tế thị trường

TS.Lê Đăng Doanh khẳng định, tỷ lệ 87% ủng hộ KTTT là biểu hiện của sự chuyển biến đáng mừng nhưng ông không hài lòng khi thấy CAMS 2011 không đưa ra bất kỳ giải thích đáng tin cậy nào về việc tỷ lệ ủng hộ thấp rơi vào nhóm Đại biểu Quốc hội và những người làm việc tại các cơ quan của Quốc hội.

Suốt 25 năm qua, Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường (KTTT). Vậy trong quá trình chuyển đổi ấy, thái độ, cảm nhận của người Việt Nam về vai trò của Nhà nước và thị trường như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) đã tiến hành khảo sát Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam (CAMS).

Mô hình KTTT là ưu việt…

Tại buổi công bố kết quả CAMS 2011 do VCCI, WB và Đại sứ quán Ireland đồng tổ chức vào hôm qua – 13/4, Phó Trưởng ban Pháp chế (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho biết, có tới 87% người được hỏi đã trả lời rằng mô hình KTTT ưu việt hơn bất kỳ mô hình kinh tế nào khác. Xét về nhóm nghề nghiệp, tất cả các nhóm đều thể hiện sự mạnh mẽ với mô hình KTTT. Trong đó, nhóm cơ quan báo chí có tỷ lệ ủng hộ cao nhất với 97%, tiếp theo là nhóm cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành và nhóm UBND, các Sở ngành cấp tỉnh, đáng chú là tỷ lệ ủng hộ thấp nhất (75%) lại thuộc về nhóm Đại biểu Quốc hội và những người làm việc tại các cơ quan của Quốc hội. 

Một điều đáng quan tâm là nhóm hài lòng nhất với tình hình hiện tại và sự thay đổi trong thời gian qua là những người làm việc trong chính quyền địa phương, cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI. Kém hài lòng hơn là các nhóm đến nhóm đến từ cơ quan báo chí, đại sứ quán và các tổ chức quốc tế cùng các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội… Nhóm đến từ khu vực xã hội dân sự ít hài lòng hơn về những thay đổi của nền kinh tế và sự chuyển đổi sang nền KTTT; họ kỳ vọng nhiều hơn vào những sự thay đổi trong thời gian tới.

Nhận xét về kết quả này, TS. Lê Đăng Doanh khẳng định, tỷ lệ 87% ủng hộ KTTT là biểu hiện của sự chuyển biến đáng mừng nhưng ông không hài lòng khi thấy CAMS 2011 không đưa ra bất kỳ giải thích đáng tin cậy nào về việc tỷ lệ ủng hộ thấp rơi vào nhóm Đại biểu Quốc hội và những người làm việc tại các cơ quan của Quốc hội. Cũng theo ông Doanh, tỷ lệ ủng hộ khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp cho thấy KTTT tuy đã được thiết lập và hoạt động trong một thời gian dài song hiểu biết về KTTT của dân chúng và cán bộ lại chưa thật đầy đủ và sâu rộng.

…Nhưng vẫn muốn Nhà nước can thiệp vào giá cả

Tuy nhiên, mặc dù ủng hộ nền KTTT, những người trả lời khảo sát lại đồng tình ở mức độ cao về việc Nhà nước can thiệp vào thị trường để bình ổn giá những mặt hàng thiết yếu với tỷ lệ đồng tình là 68%, trong khi chỉ có 25% cho rằng giá cả nên được quyết định bởi thị trường.

Theo lý giải của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, mâu thuẫn này có thể xuất phát từ 4 nguyên nhân sau: người dân lo ngại về hệ quả xấu nếu Nhà nước không có sự kiểm soát tốt vì phần lớn hàng hóa quan trọng như điện, xăng dầu, ngoại tệ, vàng, đất đai, vận tải… đều do doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh độc quyền; cách thức truyền thông và các thông điệp liên quan từ các cơ quan báo chí; bối cảnh kinh tế khó khăn, giá cả hàng hóa leo thang khiến người dân kỳ vọng vào vai trò của Nhà nước; và trên hết là nhận thức và hiểu biết về KTTT chưa thật đầy đủ, phù hợp.

Ông Doanh nhấn mạnh, việc đa số người trả lời tán thành sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả chứng tỏ thực tế cơ chế giá cả ở Việt Nam chưa theo cơ chế thị trường mà được lũng đoạn bởi các tập đoàn nhà nước độc quyền từ giá điện, giá xăng dầu đến giá thuốc, giá gas… “Đối với người dân, người ta không thấy cơ chế thị trường nào cả mà chỉ thấy quyết định tăng giá của Nhà nước nên người ta cho rằng vai trò của Nhà nước là cần thiết” – ông Doanh nói.

Còn theo TS. Nguyễn Minh Phong, tồn tại nghịch lý trên cơ bản là do việc thực hiện chưa đúng, ngược quy trình và yêu cầu quy luật KTTT. Cụ thể là do việc cho phép các doanh nghiệp độc quyền chưa chịu cạnh tranh thị trường đã được phép định giá thị trường, dễ dẫn đến các động thái giá cả và phản ứng thị trường bị méo mó và tăng đòi hỏi Nhà nước can thiệp hành chính không cho tăng giá độc quyền dưới mọi dạng.

Sơn Hà

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.