Đừng để cử tri “dài cổ” chờ hướng dẫn Luật

Hôm nay (ngày 5/6), tại phần thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội, nhiều đại biểu đã góp ý về phương pháp, quy trình xây dựng Luật. Đặc biệt, có một nhược điểm của công tác xây dựng pháp luật mà kỳ họp Quốc hội nào cũng được nhắc tới, nhưng vẫn chưa khắc phục được, đó là tình trạng luật chờ nghị định, chờ thông tư

Hôm nay (ngày 5/6), tại phần thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội, nhiều đại biểu đã góp ý về phương pháp, quy trình xây dựng Luật. Đặc biệt, có một nhược điểm của công tác xây dựng pháp luật mà kỳ họp Quốc hội nào cũng được nhắc tới, nhưng vẫn chưa khắc phục được, đó là tình trạng luật chờ nghị định, chờ thông tư.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Nguyễn Anh Sơn phát biểu ý kiến
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Nguyễn Anh Sơn phát biểu ý kiến

Theo thông tin từ Viện nghiên cứu lập pháp cho thấy trong số 13 luật mới đã có hiệu lực thi hành trong 6 tháng đầu năm 2013, có tới 8 luật chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.

Tình trạng này khiến cử tri thắc mắc, băn khoăn tại sao luật đã có hiệu lực nhưng các cơ quan vẫn chưa thực hiện vì vẫn còn phải chờ hướng dẫn. Cũng có nhiều cơ quan rất lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện luật.

“Khuyết điểm này không mới, đã lặp lại nhiều năm, nhiều khóa Quốc hội. Trong khi đó biện pháp khắc phục cũng chỉ là nhắc nhở Chính phủ, các bộ, ngành cần tích cực hơn nữa. Theo tôi, để khắc phục tình trạng trên cần xem lại nguyên nhân và giải pháp từ chính Quốc hội.” Đại biểu  Bùi Mạnh Hùng - Bình Phước- phát biểu.

Theo góp ý của đại biểu tỉnh Bình Phước: Trước hết, cần hạn chế việc xây dựng các bộ luật đồ sộ, những vấn đề lớn, phức tạp cần phải chia thành nhiều luật. Ví dụ, Luật đất đai có thể chia thành một số luật như Luật đất đai, Luật về thu hồi quyền sử dụng đất, Luật về quản lý đất công, v.v... “Nếu làm như vậy sẽ có điều kiện để quy định cụ thể hơn, góp phần hạn chế việc ủy quyền, luật sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống. Nếu chúng ta để như hiện nay sẽ không tránh khỏi tình trạng phải chờ nghị định, chờ thông tư và kéo dài, chậm ban hành.” Ông nói.

Cũng theo ý của đại biểu này, khi thông qua luật, những vấn đề Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ hướng dẫn thi hành thì Quốc hội vẫn phải có trách nhiệm về vấn đề ủy quyền đó.

Cho nên các cơ quan được phân công thẩm tra các luật phải có trách nhiệm trước Quốc hội trong việc giám sát, hướng dẫn thi hành luật, để đến khi có đầy đủ văn bản hướng dẫn và triển khai trước ngày luật có hiệu lực thi hành.

“Tôi đề nghị Quốc hội không được coi việc Quốc hội biểu quyết thông qua luật là xong nhiệm vụ xây dựng của một luật. Theo tôi, Quốc hội chỉ hoàn thành công việc xây dựng bộ luật nào đó khi luật đó thực sự đi vào cuộc sống. Tôi cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần thông báo công khai tình hình triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành luật trước mỗi kỳ họp Quốc hội. Việc này sẽ giúp cho các đại biểu Quốc hội hiểu thêm mức độ hoàn thành của Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội.” Đại biểu  Bùi Mạnh Hùng - Bình Phước- đưa ý kiến.

Một đại biểu tỉnh Nam Định cũng bức xúc về tình trạng chậm chễ này. Ông đề nghị: ngay trong các dự án luật chúng ta sẽ ghi vào điều khoản thi hành một nội dung quy định rõ thời gian sau khi Quốc hội thông qua luật này thì bao nhiêu lâu Chính phủ và các cơ quan, các bộ ngành phải chuẩn bị xong và ban hành xong các văn bản hướng dẫn. Chúng ta luật hóa việc đấy để sau này chúng ta đánh giá, kiểm điểm xem trách nhiệm của Chính phủ cũng như các bộ, ngành trong vấn đề như thế nào? Như thế luật đó mới có hiệu lực thực tế và đi vào cuộc sống.

Nhiều vấn đề tưởng như có thể khắc phục được ngay, những vẫn bị các đại biểu ví như một “điệp khúc không vui” được xướng lên trong các kỳ Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn - Nam Định- phát biểu:  Nhược điểm cố hữu của công tác xây dựng luật, pháp lệnh qua nhiều kỳ họp, thậm chí qua nhiều khóa Quốc hội là công tác chuẩn bị soạn thảo các dự án luật chậm, không đồng bộ, không đảm bảo tiến độ và chất lượng, dự thảo báo cáo chưa cao, việc điều chỉnh chương trình quá lớn, văn bản hướng dẫn thi hành luật và ban hành chậm, chậm gửi tài liệu cho các đại biểu Quốc hội nghiên.

 “Chúng tôi thấy Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa chỉ rõ những nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm về vấn đề này như thế nào, dường như Quốc hội chúng ta cũng chưa thật sự kiên quyết thực hiện những điều chúng ta đã xác định trong nghị quyết về công tác xây dựng pháp luật.” ông nói. Nhận định này của đại biểu tỉnh Nam Định được khá nhiều đại biểu tỏ ý tán thành.

Nhật Thanh

Tin cùng chuyên mục

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Đọc thêm

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.