Tê tê… qua Cầu Treo


Sách đỏ Việt Nam xếp tê tê vào nhóm động vật có mức độ đe dọa bậc V (bị đe dọa tuyệt chủng). Thế nhưng, các “trùm” buôn lậu vẫn tìm được cách đưa loại động vật quý hiếm này từ nội địa Lào, vượt qua khu vực cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh)  phục vụ  các bàn nhậu tại Hà Nội, hoặc Trung Quốc. 


Sách đỏ Việt Nam xếp tê tê vào nhóm động vật có mức độ đe dọa bậc V (bị đe dọa tuyệt chủng). Thế nhưng, các “trùm” buôn lậu vẫn tìm được cách đưa loại động vật quý hiếm này từ nội địa Lào, vượt qua khu vực cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh)  phục vụ  các bàn nhậu tại Hà Nội, hoặc Trung Quốc. 

“Trút” vào Sơn Kim

Dân bản địa gọi tê tê là “trút”, loại động vật mà họ cho biết chỉ có giới đại gia mới dám gọi món khi vào các nhà hàng sang trọng. Giới “chạy” mặt hàng này cho biết, rừng núi Việt Nam “bói” cũng không ra, chỉ có cách sang Lào “thửa” thì mới tìm được hàng, mà là hàng chuẩn.

Một “trùm” từng buôn mặt hàng này đã giải nghệ nói với phóng viên, muốn biết hàng “trút” vào Việt Nam như thế nào thì ngược lên hướng cửa khẩu Cầu Treo, vào xã Sơn Tây huyện Hương Sơn mà tìm hiểu, mọi nguồn hàng đều được tập kết về đây để phân phối đi nơi khác.

Tê tê… qua Cầu Treo ảnh 1
Công đoạn bơm bột gạo để tăng cân cho "trút"...

Từ thông tin ban đầu, Pháp Luật Việt Nam tiếp cận với một “chân rết” chuyên gom loại hàng đặc biệt này. Người này cho biết, cách đây mấy năm “trút” về Hương Sơn rất nhiều, ngày nào cũng có. Tuy nhiên, thời điểm gần đây hàng hóa ít dần và bị kiểm soát nghiêm ngặt. Cũng theo chủ hàng nói trên, tê tê sau khi “lọt” qua Cầu Treo vào nội địa thì được “phân phối” ra địa bàn Hà Nội hoặc đưa sang Trung Quốc, giá cả được thống nhất trước. “Trước đây hàng chủ yếu băng rừng, rồi vào xã Sơn Tây”, một người dân cho hay. Hiện tại, hàng “trút” không đi theo đường “tiểu ngạch” mà “phi” thẳng từ biên giới  theo đường quốc lộ 8.

Giới thành thạo mặt hàng này cho hay, tê tê cũng có nhiều loại, nếu lựa hàng ngon thì phải chọn con khỏe, đuôi ngắn, không bị thương, màu vàng…

Tê tê… qua Cầu Treo ảnh 2
Sau đó được tắm sạch

Giá cả tùy vào chất lượng khi được rao bán. Cách đây vài năm, mỗi kg “trút” được “định giá” trên hai triệu đồng, có thời điểm khan hàng giá được chủ bán “hét” trên 5 triệu đồng. Hiện tại,  theo tìm hiểu của phóng viên, một tạ “trút” mua tại thị trấn lên đến 270 triệu đồng, chưa cần thiết phải thanh toán trước. Cung cách vận chuyển cũng khác nhau, ngoài vận chuyển bằng xe hơi thì “trút” cũng được xé lẻ vận chuyển bằng xe máy.

“Công nghệ” vỗ béo…

Giới mua “trút” nhỏ lẻ cho hay, tê tê thường được lấy từ Lào, sau đó xe từ phía Việt Nam chờ sẵn ở gần cầu Nam Tuồng (Lào) rồi được đội quân cửu vạn “vác vai” vào nội địa, vận chuyển gần xuống Quốc lộ 8A thì dừng lại để đón xe đến chở về thị trấn Tây Sơn. “Trút” được đóng vào các túi lưới, mỗi túi từ năm đến cả chục con và xếp gọn gàng thành từng hàng.

Khu vực cửa khẩu Cầu Treo, ngoài mặt hàng “trút” thường được giới lái buôn đưa vào nội địa, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cũng cho hay, đây cũng chính là điểm “nóng” trung chuyển hổ từ các trang trại gây nuôi lớn ở Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam …
Tê tê… qua Cầu Treo ảnh 3
Tập kết vào vị trí...

Khi “trút” đã lọt qua các “cửa ải” thì về nơi tập kết ngay trong địa bàn huyện Hương Sơn. Tại đây, một nhóm người chuyên trách, từ việc cho tê tê vào chuồng, người đi nấu hồ, người đi lấy túi lưới, bao bì, giây buộc, đá lạnh…

Chứng kiến cảnh tê tê được “bồi dưỡng” mới thấy được tay nghề của những “thợ” vỗ béo “trút” ở miền biên giới thuộc dạng cao thủ. Trong khoảnh nền lát bằng xi măng khá rộng, một nhóm người chia thành 2 nhóm với bơm tự chế được làm đủ to để đổ hồ vào. Sau đó tê tê được lấy từ chuồng ra, đè nằm ngửa ra, người khéo léo nhất trong đám được chọn để cho vòi vào trong cổ họng tê tê để đút ống bơm cho bột gạo vào bụng. Những chiếc vây căng cứng cứ giãn ra, cái bụng màu trắng cứ căng phềnh ra tương ứng với số bột gạo được bơm vào từ miệng. Theo quan sát, công đoạn khó khăn nhất là cho vòi vào cổ họng tê tê, cần sự chính xác tuyệt đối, nếu đút nhầm sang khí quản bơm hồ vào loại động vật này sẽ dãy chết lập tức.

Tê tê… qua Cầu Treo ảnh 4
Chuẩn bị xuất bán.

Xong công đoạn “vỗ béo”, những con “trút” no căng tròn được rửa sạch sẽ và cho lên cân lại. Theo đó, sau khi bơm, con ít nhất cũng tăng được 2kg so với ban đầu. Con nặng nhất cũng được 5kg. Đây là công đoạn để “tăng cân” nhanh trước khi các chủ hàng “xuất” tê tê cho giới lái buôn…

Như Trang

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.