"Mổ xẻ" chuyện công đức

Trong khi cơ quan quản lý Nhà nước đang nghiên cứu xây dựng thông tư liên quan đến việc quản lý tiền công đức, thì những người có liên quan trực tiếp đến câu chuyện này lại còn nhiều băn khoăn

[links()] Trong khi cơ quan quản lý Nhà nước đang nghiên cứu xây dựng thông tư liên quan đến việc quản lý tiền công đức, thì những người có liên quan trực tiếp đến câu chuyện này lại còn nhiều băn khoăn

Ông Trương Công Đức - Trưởng ban Quản lý Phủ Tây Hồ:

Không thể tiến hành vội vã việc quản lý tiền công đức

Theo tôi, việc cho ra một Thông tư quản lý tiền công đức không thể được tiến hành vội vã mà cần lắng nghe ý kiến từ rất nhiều phía, đặc biệt là các nhà tu hành.

Đối với tiền công đức, Nhà nước có thể can thiệp ở góc độ định hướng giúp các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng quản lý và sử dụng tốt nguồn tiền công đức mà các phật tử, khách hành hương đã tin cậy gửi gắm. Tuy nhiên, không nên bắt buộc có một mô hình thống nhất cho việc quản lý này ở các cơ sở tín ngưỡng, thờ tự…

Để quản lý tiền công đức được minh bạch, Ban Quản lý di tích nên thực hiện kiểm kê nguồn công đức và chế độ báo cáo với các cấp theo quy định. Công khai nguồn thu, chi công đức là công việc rất cần thiết trong hoạt động khai thác, quản lý, sử dụng nguồn công đức tại các di tích lịch sử văn hóa - danh thắng.

Việc công khai, dân chủ nguồn thu công đức có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như thông báo đến các tổ chức xã hội ở địa phương, thông báo trên bảng đặt tại di tích hay trên phương tiện truyền thanh, truyền hình của xã, huyện. Ngoài ra, tôi kịch liệt phê phán việc “đấu thầu”, “khoán” tiền công đức để “nộp tô” cho địa phương như một số cơ sở tâm linh đang làm.

Bởi, nó đã làm sai lệch bản chất tâm linh, linh thiêng nơi thờ tự. Vì bị “khoán” nên các di tích buộc phải nghĩ ra nhiều trò thương mại hóa để cho đủ chỉ tiêu và khi đủ rồi thì làm sao để tiếp tục vượt “khoán”. Cứ như thế sai phạm nối tiếp sai phạm làm cho nguồn công đức bị biến tướng đi, lòng tin của người công đức cũng bị giảm sút. 

Thượng  tọa Thích Kiến Nguyệt - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, xã Đại Đình, Tam Đảo, Hà Nội

Nhà nước quản lý tiền công đức tại chùa có chư tăng ni trụ trì là không phù hợp 

Việc thu tiền công đức của nhân dân, phật tử để cho cá nhân và gia đình tiêu xài là việc làm không đúng đạo lý. Đây là việc làm kinh doanh đền, đình, hay “buôn thần, bán thánh”, lợi dụng thần linh... Việc làm này không tránh khỏi tội, bị quả xấu ác. 

Theo tinh thần nhân quả của nhà Phật, đây là việc làm do tham lam, bất thiện nên khó tránh khỏi tai họa về sau. Nếu là tiền công đức của nhà chùa thì Nhà nước không nên quản lý, bởi vì đó là tiền của thường trụ Tam bảo (Tam bảo là Phật - Pháp - Tăng). Chư tăng là người tu, nên dùng tiền công đức để nuôi thân hành đạo, giáo hóa chúng sinh, xây dựng mở mang chùa cảnh, in kinh sách, cứu trợ người nghèo khổ hoạn nạn... 

Chư tăng ni là người từ bỏ gia đình, xả thân cầu đạo để giáo hóa chúng sinh, xây dựng nên đức lý cho xã hội nên khác với người cư sĩ giữ đền, đình, chùa. Nếu Nhà nước quản lý tiền của chùa có chư tăng ni trụ trì là điều không đúng đạo lý, từ xưa đến nay không ai làm như vậy.

Đối với đình, đền, không có tu sĩ cai quản, mà do nhân dân địa phương lập nên tự quản lý, thì nhà nước nên tổ chức phân công cho tập thể quản lý số tiền đó, để dùng tiền đó làm những việc phúc lợi cho dân, cho nước, đồng thời tránh cho kẻ tham tạo tội.

PGS-TS Nguyễn Hồng Dương – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo: 

Bên cạnh quản cần có giáo dục vận động để ngăn chặn tư lợi công đức

Trước hết cần phải nói rằng hòm công đức tồn tại ở tất cả các cơ sở thờ tự của các tôn giáo chứ không riêng gì Phật giáo. Xa xưa, ở giai đoạn phong kiến, nhà tu hành về cơ bản phải tự lao động để nuôi sống bản thân, còn tiền để tu bổ xây dựng cơ sở thừa tự  chủ yếu là dựa vào công đức (cúng dường) của người dân.  

Còn hiện nay, cũng tương tự như vậy, các cơ sở thờ tự ngày càng khang trang phần lớn là nhờ sự góp công của khoản tiền cúng dường từ dân, qua đó cũng góp phần giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hóa, tôn giáo cho đất nước. Như vậy, về mặt lý mà nói thì từ xưa đến nay, công đức là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, điều gì cũng có mặt trái và việc sử dụng số tiền công đức cũng vậy. Ngày nay, cuộc sống người dân khá giả và họ quan tâm tới việc bỏ tiền công đức nhiều hơn khi đi lễ lạt. 

Điều này cũng khiến cho những người có quan niệm “đi tu cũng là một cách kiếm ăn” nảy sinh lòng tham để chiếm đoạt tư lợi. Thế nên mới có chuyện có nhà tu hành đi xe hơi, điện thoại xịn, vào nhà hàng đặc sản…

Về chuyện quản công đức, theo quan điểm của tôi, vấn đề mấu chốt ở đây là quản bằng cách nào cho hiệu quả. Vì tôi đã từng chứng kiến ở một ngôi chùa khi tôi định bỏ công đức, ngay lập tức có người đến rỉ tai đừng bỏ hòm này mà phải bỏ hòm kia vì… hai bên quản lý khác nhau. Bên cạnh việc quản thì cần thiết phải có sự giáo dục, vận động của Giáo hội, Ban Trị sự Trung ương để ngăn chặn hiện tượng lấy tiền công đức tiêu xài cá nhân. 

Đối với người dân, nên kêu gọi khi công đức cần có ý thức quy về một mối có sự quản lý và kế hoạch sử dụng đàng hoàng chứ không rải tiền bừa bãi, tùy tiện như hiện nay dễ làm nảy sinh lòng tham ở một số người. 

Nhóm PVVH

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.