"Có cách "vực" nền kinh tế nhưng Chính phủ khó quyết định"

Trước những khó khăn mà nền kinh tế đang phải đối mặt, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch - đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cho rằng, có cách để vực dậy nền kinh tế, nhưng Chính phủ sẽ phải rất khó khăn để quyết định.

Trước những khó khăn mà nền kinh tế đang phải đối mặt, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch - đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cho rằng, có cách để vực dậy nền kinh tế, nhưng Chính phủ sẽ phải rất khó khăn để quyết định.

Phải nghĩ đến chính sách tài khóa

- Kỳ họp Quốc hội trước, ông có phân tích về "cục máu đông" của nền kinh tế là dòng vốn bị nghẽn mạch. Thời điểm này, lo ngại đó có còn không và theo ông, cần phải làm gì để vực dậy nền kinh tế?

- Nếu giờ này năm trước điểm nghẽn bắt đầu do nợ xấu tăng và chính sách tín dụng phục vụ cho mục tiêu  kiềm chế lạm phát đã hạn chế cho vay bất động sản làm cho tín dụng năm 2012 không dịch chuyển được thì hiện nay thì tình hình có chuyển biến khác đi một chút.

ông Trần Du Lịch
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch.

Nếu như từ cuối năm ngoái chúng ta đòi hỏi  giảm lãi suất cho doanh nghiệp thì giờ này công cụ lãi suất không còn tác động nhiều nữa. Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp (DN) hoàn toàn có thể vay vốn ở mức lãi suất 8 – 9% nhưng họ không có nhu cầu vay. Hệ quả là DN đã yếu đi rất nhiều, khả năng hấp thụ không có.

Để xử lý tình hình hiện nay, nếu chúng ta chỉ trông chờ vào chính sách lãi suất về tiền tệ là không đủ. Nếu năm ngoái nói nhiều là chính sách tiền tệ, thì năm nay, muốn vực dậy nền kinh tế, ngăn chặn tình trạng DN tiếp tục thua lỗ, giải thể, phá sản thì phải nghĩ đến chính sách tài khóa.

Đây sẽ là một quyết định rất khó khăn. Ví dụ, chúng ta có dám chấp nhận tăng bội chi trong tình hình hiện nay không?. Ít ra số bội chi phải đủ ngân sách để các địa phương trả nợ các dự án xây dựng cơ bản đang nợ DN, con số này được biết lên tới trên 90.000 tỷ đồng. Nếu xử lý được vấn đề này thì sẽ gỡ được một phần dòng vốn, tạo ra sự lan tỏa cho nền kinh tế.

Một câu hỏi nữa đặt ra là chúng ta có dám mạnh dạn cung cấp vốn cho một số công trình xây dựng cơ bản đã thực hiện được 50 – 70% rồi nhưng thiếu vốn, dang dở, tiếp tục được thực hiện không?. Dĩ nhiên biện pháp khó khăn này phải kèm theo sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội trong việc sử dụng đồng tiền.

Tôi nói đây là sự lựa chọn khó khăn bởi hiện nay nợ công của chúng ta đã báo động, bội chi đã lớn nhưng áp dụng biện pháp này là biện pháp đặc biệt, ít ra là trong năm 2013, 2014 để chúng ta có thể xây dựng chính sách tiền tệ phù hợp.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng Chính phủ cần phải tập trung làm có hiệu quả hơn gói giải pháp mà  theo Nghị quyết 02 ban hành mà tới nay đã 5 tháng rồi, trong đó có nhiều biện pháp hỗ trợ, ví dụ như gói tín dụng 30.000 tỷ cho phân khúc nhà ở cho người có thu nhập trung bình.

Tôi không nói nhà ở xã hội, tôi nói nhà phổ thông, tức là nhà ở Hà Nội, TP HCM có mức giá dưới 1 tỷ đồng, ở các địa phương khác có mức 5 – 6 trăm triệu đồng. Nếu như những loại nhà ở này mà có sản phẩm thì chắc chắn có thị trường.

Chúng ta không trông chờ cứu thị trường bất động sản, không thể cứu nhanh được, nhưng gói hỗ trợ này có thể làm một phân khúc thị trường bất động sản ấm lên, giúp DN lượng sức lại để tính toán dài hơi hơn cho những năm sau. Đấy là những giải pháp tôi cho là trọng điểm của năm nay.

- Đối với chính sách tài khóa theo đề xuất của ông, cần tập trung vào những việc gì trước?

- Về chính sách tài khóa hiện nay, tôi cho rằng có 2 việc thôi. Thứ nhất, tôi ủng hộ việc sửa thuế thu nhập DN ở mức tạo cho DN niềm tin và động lực phấn đấu trong những năm tiếp theo. Đó là việc lớn, trung và dài hạn.  

Còn về ngắn hạn, tôi cho rằng sẽ là một quyết định khó khăn, tôi không biết Quốc hội, Chính phủ có quyết định nổi hay không. Đó là việc chấp nhận trong một hai năm tới này, phải dành một phần ngân sách để trả tiền nợ đọng xây dựng cơ bản. Ngoài ra, tôi cho rằng không còn phương thuốc khác nào tốt hơn để kích thích thị trường. Cũng không được quá sốt ruột mà đưa ra các giải pháp làm méo mó thị trường.  

Không được để Ngân hàng trung ương đi kinh doanh vàng

- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết trong Quốc hội còn nhiều ý kiến khác nhau đối với việc điều hành thị trường vàng. Ông cũng có một báo cáo riêng về vấn đề này gửi Quốc hội. Theo ông, quản lý thị trường vàng như thế nào mới giúp ích cho sự phát triển của nền kinh tế?

- Về quản lý thị trường vàng, chúng ta phải ghi nhận một số kết quả đã làm được. Thứ nhất là đã  thiết lập được trật tự kinh doanh vàng miếng bởi vàng miếng là vàng tiền tệ, quản lý nó như quản lý  ngoại hối.

Thứ hai, không để vàng miếng biến thành phương tiện thanh toán bởi nếu để thế thì sẽ không bao giờ quản lý thị trường tiền tệ được. Đối với thị trường vàng, chúng ta phải lưu ý một điều rằng, Nhà nước không khuyến khích đầu tư tích trữ vàng nhưng không cấm. Và tâm lý của người dân Việt Nam, tôi chắc chắn rằng, còn nhiều năm nữa vẫn ưa chuộng cất giữ tài sản bằng vàng.

Đấy là một thực tế không thể phủ nhận. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải thừa nhận thực tế tồn tại thị trường vàng. Như vậy, phải quản lý nó như quản lý ngoại hối.

Có thị trường vàng là đúng, nhưng cái chúng ta cần sửa hiện nay là việc Ngân hàng Trung ương là người kinh doanh vàng. Ngân hàng Trung ương không được đi kinh doanh vàng, cái mà anh cần thực hiện tốt là chức năng quản lý, điều tiết như Nghị định 24 đã nói; đồng thời, phải tính toán lại mạng lưới kinh doanh vàng hiện nay.

Chính phủ đưa ra tiêu chuẩn một người  kinh doanh vàng miếng phải vốn điều lệ hàng trăm tỷ đồng là không khả thi. Việc kinh doanh phân phối vàng miếng có nghề, có mạng lưới riêng, không thể dùng biện pháp hành chính để hạn chế được.

Chỉ cần khai thông thị trường, khai thông  hệ thống phân phối thì giá vàng trong nước sẽ sát với giá thế giới.

- Vậy có cần thương hiệu vàng quốc gia không, thưa ông?

- Tôi cho rằng không cần thiết phải có thương hiệu vàng quốc gia mà để cho thị trường lựa chọn. Nhà nước quản lý về chất lượng chứ không quản lý về thương hiệu.

- Xin cảm ơn ông!

Hồng Thúy (thực hiện)

Đọc thêm

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.