Hà Nội: Nhiều sai phạm trong quản lý ngân sách, đầu tư dự án, sử dụng đất đai

(PLO) - Cơ quan thanh tra phát hiện, TP Hà Nội có nhiều sai phạm trong quản lý ngân sách, tài chính, tài sản; trong đầu tư dự án, đầu tư xây dựng công trình giao thông, hạ tầng đô thị; trong quản lý và sử dụng đất đai và trong thực hiện cải cách hành chính.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với UBND thành phố Hà Nội. 
Hàng loạt sai phạm trong quản lý ngân sách, tài chính, tài sản
Cụ thể, trong quản lý tài chính, tài sản, UBND Thành phố, các quận Hà Đông, Long Biên, Từ Liêm... chậm công khai dự toán, quyết toán thu chi ngân sách theo quy định. Quận Long Biên, Cầu Giấy, Hà Đông, Từ Liêm… công khai chưa đầy đủ mẫu biểu theo quy định.
Kết luận nêu rõ: Việc quản lý thu tiền thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước do lịch sử để lại, qua các thời kỳ còn hạn chế, bất cập, thiếu quy định cụ thể về chế tài xử lý dẫn đến tình trạng có tổ chức, cá nhân chậm, thậm chí trây ỳ, khiếu nại, tố cáo phức tạp trong việc nộp NSNN các khoản tiền thuê nhà trong nhiều năm. 
Việc thuê các đơn vị thẩm định giá để xác định giá đất theo Điều 1 Thông tư 94/2011-TT-BTC đạt hiệu quả thấp, việc thuê đơn vị thẩm định mất nhiều thời gian, phát sinh chi phí tài chính từ NSNN.
Một số chủ đầu tư dự án chưa chấp hành nghiêm việc nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ dẫn đến còn nợ đọng chưa thu hồi được. 
Kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên
Trong lĩnh vực đầu tư dự án, đầu tư xây dựng công trình giao thông, hạ tầng đô thị, kết luận của TTCP chỉ rõ việc một số chủ đầu tư không chấp hành báo cáo giám sát đầu tư nhưng thành phố chưa có biện pháp xử lý dứt điểm theo những quy định hiện hành. Công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước đối với các dự án chưa thường xuyên; một số chủ đầu tư triển khai đền bù giải phóng mặt bằng, ký hợp đồng thuê đất, bàn giao đất dự án tại thực địa chậm hoặc thiếu năng lực tài chính dẫn tới một số dự án chậm triển khai, việc xử lý các đơn vị chưa triệt để.
Một số chủ đầu tư chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu như lựa chọn nhà thầu, trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu, đăng tải thông báo đơn vị trúng thầu. Công tác quản lý dự án, giám sát tiến độ của một số chủ đầu tư đối với nhà thầu chưa thường xuyên, dẫn tới nhiều dự án thi công chậm so với tiến độ phê duyệt, phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư, làm tăng vốn ngân sách.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Cho thuê đất trái luật
Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, qua kiểm tra thực tế, TTCP phát hiện một số dự án vi phạm quy hoạch sử dụng đất, sử dụng đất sai mục đích; có dự án sau khi được giao đất, chậm triển khai trên 24 tháng, đồng thời vi phạm quy hoạch, xây dựng trái phép nhưng chưa được cơ quan chức năng xử lý triệt để. 
Ngoài ra, ngày 01/10/2002, Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6683/QĐ-UB cho UBND xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm thuê 10.224 m2 đất để xây dựng khu thương mại Mỹ Đình là trái với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Thành phố ban hành quyết định giao đất tại một số dự án nhưng chậm tính tiền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất, chậm bàn giao đất trên thực địa…. Nhiều tổ chức sử dụng đất từ trước Luật đất đai năm 2003 không có giấy tờ sử dụng đất, chưa được công nhận quyền sử dụng đất, nên chưa có đơn giá thuê đất, dẫn đến việc cơ quan Thuế phải tạm tính tiền thuê đất.
Đặc biệt, TTCP khẳng định: “Việc quản lý, sử dụng nhà, đất của Công ty bảo hiểm Hà Nội và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình tại 15C Trần Khánh Dư, Hà Nội có sai phạm cần phải xem xét, xử lý”.
Đối với công tác thu hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng, TTCP cho rằng, chính sách tái định cư của Thành phố chưa có các quy định cụ thể đối với trường hợp tái định cư bằng đất trong trường hợp trên cùng một thửa đất gồm nhiều hộ gia đình, nhiều thế hệ cùng sinh sống.
Tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư diễn ra tại các dự án còn quá chậm (năm 2011, có 291 dự án đã có quyết định thu hồi đất nhưng chậm hoàn thành công tác GPMB hoặc chưa triển khai GPMB; năm 2012, có 154 dự án chậm GPMB; 6 tháng đầu năm 2013, 131/137 dự án chưa hoàn thành công tác GPMB). 
Trên địa bàn huyện Từ Liêm (cũ) còn tồn tại cơ chế đặc thù trong chính sách bồi thường, tái định cư tại các dự án, tạo nên tính không công bằng, minh bạch….
Liên quan đến việc quản lý đất công, qua kiểm tra thực tế tại quận Cầu Giấy, huyện Từ Liêm (cũ) cho thấy còn thiếu chặt chẽ, thiếu công khai, minh bạch, như không có hồ sơ địa chính, không có sổ cập nhật biến động đất, lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, cho thuê trái phép, bồi thường đất, tài sản trên đất công, hợp thức hóa hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được xử lý.
Trước những hạn chế, thiếu sót, sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những mặt còn hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm. 
Cụ thể, chỉ đạo Sở Tài chính, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng NSNN, các DNNN thực hiện nghiêm công tác công khai, minh bạch tài chính, tài sản, chế độ, định mức, tiêu chuẩn và thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định của Nhà nước; chỉ đạo Cục Thuế khẩn trương thu hồi số tiền nợ đọng, tiền phạt chậm nộp của các chủ đầu tư; xử lý tính phạt chậm nộp đối với các trường hợp chậm nộp tiền thuê nhà đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Về quản lý đất đai, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức rà soát, có biện pháp xử lý đối với các chủ đầu tư sử dụng đất nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ, chưa ký hợp đồng thuê đất hoặc chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, rà soát dự án chậm triển khai, sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch. 
Các quận huyện, thị xã phải rà soát tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn, hoàn thiện hồ sơ địa chính, hồ sơ quản lý đất công, kiểm tra việc bồi thường đất công, đất 5%...Chỉ đạo xử lý việc quản lý, sử dụng nhà đất tại 15C Trần Khánh Dư (quận Hoàn Kiếm)./.
Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.