Kienlongbank đặt mục tiêu lợi nhuận 405 tỷ đồng trong năm 2018

(PLO) - Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)  thường niên năm 2018 tổ chức hôm 26/4, các cổ đông của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng, trong đó đặt mục tiêu lợi nhuận 405 tỷ đồng, tăng 60,59% so với năm 2017. 
Kienlongbank đặt mục tiêu lợi nhuận 405 tỷ đồng trong năm 2018

ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 có sự tham dự của cổ đông đại diện cho 284.873.500 cổ phần, tương ứng với 96,18% số cổ phần có quyền biểu quyết. 

Tại Phiên họp, cổ đông đã thống nhất thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 và định hướng kinh doanh năm 2018; phương án phân phối lợi nhuận năm 2017; lựa chọn công ty kiểm toán cho năm tài chính 2018; phương án tăng vốn điều lệ; bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2018 – 2022 và một số nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền của cổ đông. 

Thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN),  Kienlongbank đang thực hiện các lộ trình của phương án cơ cấu lại Ngân hàng giai đoạn 2 (2016 – 2020). Sau thành công của chiến lược phát triển 5 năm (giai đoạn 2013 - 2017), Kienlongbank đang có mức tăng trưởng ổn định, lợi nhuận hợp lý, các chỉ số kinh doanh đều đạt ở mức an toàn.

Năm 2017, Kienlongbank đã có sự chuyển mình mạnh mẽ khi cổ phiếu Ngân hàng chính thức giao dịch trên sàn Upcom (mã chứng khoán KLB), góp phần tăng cường tính minh bạch thông tin, tăng tính thanh khoản của cổ phiếu KLB cho các cổ đông, từng bước thực hiện lộ trình đưa cổ phiếu KLB lên sàn niêm yết chính thức trong thời gian tới,

Lợi nhuận năm 2017 tăng 66,32%

Kết thúc năm 2017, Kienlongbank đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, tăng trưởng ấn tượng so với năm 2016: Tổng tài sản đạt 37.327 tỷ đồng, tăng 22,58%; tổng huy động vốn đạt 33.152 tỷ đồng, tăng 25,73%; dư nợ cấp tín dụng đạt 24.686 tỷ đồng, tăng 24,89%; lợi nhuận trước thuế đạt 252,19 tỷ đồng, đạt 100,88% so với kế hoạch năm 2017; tỉ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 0,84%; cổ tức được chia bằng cổ phiếu tỷ lệ là 5% và phát hành cổ phiếu thưởng tăng vốn cho cổ đông hiện hữu từ nguồn quỹ dữ trữ bổ sung tăng vốn điều lệ là 3%. Các chỉ số an toàn hoạt động đều thực hiện theo đúng quy định của NHNN, nhiều sản phẩm dịch vụ và chương trình ưu đãi khách hàng được triển khai hiệu quả, mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch tiếp tục được mở rộng và đầu tư khang trang, đời sống cán bộ, nhân viên không ngừng được cải thiện.

Kế hoạch lợi nhuận 2018 tăng trưởng 60,59%

Với những kết quả khả quan trong năm 2017, ĐHĐCĐ đã thống nhất chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của Kienlongbank trong năm 2018. Gồm: Tổng tài sản đạt 44.000 tỷ đồng, tăng 17,88%; tổng huy động vốn đạt 39.500 tỷ đồng, tăng 19,15%; dư nợ cấp tín dụng đạt 30.206 tỷ đồng, tăng 22,36%; lợi nhuận trước thuế đạt 405 tỷ đồng, tăng 60,59%; Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2,5%; Cổ tức dự kiến 8%. Bên cạnh đó, Kienlongbank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới và khai trương thêm 17 Chi nhánh, Phòng giao dịch, nâng tổng số 134 điểm giao dịch của Kienlongbank tại 28 tỉnh, thành trong cả nước. 

ĐHĐCĐ cũng đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 3.236,96 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Toàn bộ phần vốn tăng từ phát hành cổ phiếu được dự kiến sử dụng cho việc đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng mạng lưới hoạt động, bổ sung nguồn vốn đầu tư kinh doanh sinh lời.

Kết thúc Quý I/2018, tình hình hoạt động kinh doanh của Kienlongbank đã đạt được những thành quả đáng kể: tổng tài sản hợp nhất đạt 39.395 tỷ đồng (tăng 5,54 % so với 2017); tổng huy động vốn hợp nhất đạt 35.095 tỷ đồng (tăng 5,86% so với 2017); dư nợ cấp tín dụng đạt 26.386 tỷ đồng (tăng 6,89 % so với 2017); lợi nhuận hợp nhất đạt 73,80 tỷ đồng. 

Ra mắt HĐQT và BKS Kienlongbank nhiệm kỳ mới 2018 - 2022

ĐHĐCĐ cũng đã nhất trí bầu ra 08 thành viên HĐQT và 03 thành viên BKS nhiệm kỳ mới 2018 - 2022 gồm: Bà Trần Tuấn Anh, ông Lê Khắc Gia Bảo, ông Bùi Thanh Hải, bà Nguyễn Thụy Quỳnh Hương, ông Phạm Trần Duy Huyền, ông Mai Hữu Tín, ông Trần Văn Trọng và ông Lê Trung Việt thuộc thành viên HĐQT; ông Nguyễn Cao Cường, ông Nguyễn Thanh Minh và ông Đặng Minh Quân thuộc thành viên BKS.

 Tại phiên họp đầu tiên của HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2018 - 2022, các thành viên đã thống nhất bầu ông Lê Khắc Gia Bảo giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT; ông Mai Hữu Tín giữ chức vụ phó Chủ tịch HĐQT, ông Phạm Trần Duy Huyền giữ chức vụ phó Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Cao Cường giữ chức vụ Trưởng Ban kiểm soát. PPhieenj họp này cũng thống nhất  mời ông Võ Quốc Thắng dành thời gian tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ cho HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2022 nói riêng và Ban điều hành cùng CB,NV, CTV Kienlongbank nói chung, với vai trò - Cố vấn Kienlongbank.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.