Vụ 8B Lê Trực: Nửa sự thật còn lại lên tiếng

(PLO) - Hẹn mãi tôi với ông mới ngồi với nhau kể từ khi sự vụ 8B Lê Trực gây bão trong dư luận. Ông là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Lê Trực, người đàn ông được nhắc tên nhiều trên báo nhưng thật hiếm hoi trả lời báo chí. Có lẽ bây giờ ông mới bình tâm đôi chút, mới thực sự muốn trải lòng, mà như ông bộc bạch để thanh thản cũng như dư luận có thêm thông tin tránh hiểu lầm doanh nghiệp.

Từng im lặng

Điều ông muốn nói nhất về công trình 8B Lê Trực sau một thời gian dài im lặng?  

- Theo tôi, đây là một vụ oan sai điển hình trong quá trình đầu tư, xây dựng công trình Trung tâm thương mại - văn phòng - nhà ở của chúng tôi tại Thủ đô Hà Nội. Oan sai rất lớn cho doanh nghiệp vì công trình này đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 với quy mô công trình là 20 tầng (gồm 17 tầng chính, 2 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái). Tổng chiều cao công trình là 70m. Chiều cao công trình này đã được Bộ Quốc phòng cho phép về độ cao tĩnh không là 70m.

Thế nhưng, vì những lý do không chính đáng, không theo quy định của pháp luật, Sở Xây dựng Hà Nội đã hồi tố cấp phép xây dựng xuống chỉ còn 18 tầng, chiều cao toàn công trình là 53m, không đúng tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế nhà cao tầng, cấp phép bình quân 2,94m /tầng, riêng tầng 1 chỉ cao +2,6m (sau khi trừ đi sàn bê tông, dầm, thiết bị PCCC và cơ điện chiều cao thông thủy chỉ còn 1,9m).

Như vậy, về tầng thì giảm đi 2 tầng, nhưng chiều cao thì lại giảm tới 17m. Giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp rõ ràng không đúng quy định của pháp luật, nhưng UBND quận Ba Đình lại căn cứ vào đó giấy phép xây dựng cấp trái quy định pháp luật để xử lý công trình.

Điều quan trọng, tại Điều 2 Quyết định 2452 nêu trên trong đó có nội dung: “Chủ tịch UBND quận Ba Đình chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra giám sát việc xây dựng và xử lý việc xây dựng sai quy hoạch (nếu có) theo thẩm quyền và quy định pháp luật”.

Như vậy, khi có vi phạm trật tự xây dựng xảy ra thì phải xử lý theo quy hoạch còn ở đây họ lại xử lý theo giấy phép (cấp sai) là không đúng quy định pháp luật và quy định của UBND thành phố.

Cho đến nay dư luận đang cho rằng chủ đầu tư đã thi công xây dựng sai phạm nghiêm trọng. Ông suy nghĩ như thế nào xung quanh nội dung này?

- Chúng tôi xin khẳng định doanh nghiệp không hề thi công xây dựng sai với quy hoạch được UBND TP phê duyệt, cụ thể là: Quy hoạch được UBND TP Hà Nội cho phép xây dựng là 20 tầng với tổng chiều cao công trình là 70m, mật độ xây dựng là 64%. Thực tế chúng tôi chỉ thi công xây dựng là 19 tầng + tum thang, tổng chiều cao công trình là 68,85m; mật độ xây dựng thi công đúng 64%; công trình xây dựng hoàn toàn đúng với chỉ giới xây dựng cho phép.

Như vậy, chúng tôi đã thi công công trình phù hợp với Quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt cũng như thiết kế cơ sở được Sở Xây dựng thẩm định kèm theo Văn bản số 2154/SXD-TĐ ngày 07/04/2009.

Tại sao khi Sở Xây dựng hồi tố và cấp GPXD không đúng với quy hoạch chi tiết nhưng công trình vẫn được thi công?

- Chúng tôi xin khẳng định công trình Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở tại 8B phố Lê Trực là công trình thuộc đối tượng không phải xin cấp phép xây dụng, cụ thể là:

 Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ quy định về xử lý chuyển tiếp thì: “Những công trình, theo quy định trước khi Nghị định này có hiệu lực thuộc đối tượng không phải có giấy phép xây dựng, nhưng theo quy định của Nghị định này thuộc đối tượng phải có giấy phép, nếu đã khởi công xây dựng thì không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng”...

Công trình 8B Lê Trực đã được khởi công theo Thông báo khởi công xây dựng từ năm 2010 theo quy hoạch chi tiết 1/500 có kết cấu và quy mô công trình là 20 tầng (được UBND phường Điện Biên xác nhận), sau khi Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định thiết kế cơ sở ngày 07/04/2009; công trình đã khởi công trước khi Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ có hiệu lực. Như vậy Công trình 8B phố Lê Trực thuộc đối tượng không phải có Giấy phép xây dựng.

Đừng hiểu lầm chúng tôi

Có không ít tin đồn về công trình và cả doanh nghiệp, đề nghị Chủ tịch HĐQT cho biết về những tin đồn đó?

- Tôi biết, thời gian qua có những thông tin không đúng như đã hiểu lầm Cty CP May Lê Trực là doanh nghiệp của Trung Quốc. Không biết kẻ nào đã tung tin không đúng sự thật này với mục đích gì, nhưng tôi xin khẳng định doanh nghiệp của chúng tôi là DNNN được cổ phần hóa từ năm 1999 và hoàn toàn không liên quan và không có cổ đông nào là người Trung Quốc hết.

Rồi họ cũng tung tin đồn nhảm là doanh nghiệp có quan chức to đầu tư vào Dự án? Đây là điều bịa đặt hoàn toàn sai sự thật, không lẽ có quan chức to tham gia vào đây mà Dự án đầu tư đến nay đã 11 năm rồi mà vẫn chưa xong? Từ những thông tin sai sự thật này cũng như chủ đầu tư chưa giải trình và cung cấp đầy đủ tài liệu pháp lý của dự án dẫn đến việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền không phù hợp.

Chúng tôi mong rằng Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc như Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố... để cùng xem xét, xử lý công khai lại việc này sao cho khách quan, đúng pháp luật, tránh tình trạng oan sai.

Có vẻ như ông đã bình thản trước những thiệt hại và sẵn sàng đón nhận nó?

- Chúng tôi phải “sống và làm việc theo pháp luật” nên phải tuân thủ thôi, không thể làm khác được; Chúng tôi đành phải đón nhận một cách đau xót trước những cơn bão khủng khiếp từ nhiều phía.

Nhưng phải nói đây là sự thiệt hại vô cùng thảm khốc với doanh nghiệp. Trước hết, nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới những người dân mua nhà ở đây cũng như cuộc sống của CBCNV công ty và những người sẽ làm việc và sinh sống tại tòa nhà sau này.

Đến nay, mức thiệt hại của doanh nghiệp sau sự việc này cũng phải lên tới hàng trăm tỷ đồng. Không chỉ với chủ đầu tư chúng tôi mà những người dân mua nhà ở đây cũng đang phải gánh chịu thiệt hại vô cùng lớn.

Chúng tôi không có cách nào, chỉ biết gửi đơn khiếu nại và trông mong vào sự công tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Rõ ràng, đưa ra kết luận phá dỡ công trình trong khi chủ đầu tư chưa được lên tiếng, chưa được cung cấp tài liệu, chưa được giải trình thì đã đưa ra “bản án tử hình” là phá dỡ luôn rồi. Không thể áp dụng một phương pháp sai để sửa một việc làm sai được. Như thế sai phạm lại nối tiếp sai phạm.

Rõ ràng ông cũng hiểu lý do vì sao dư luận đòi “cắt ngọn” 8B Lê Trực?

-Tôi cũng phải thông tin thêm rằng là tòa nhà này nằm ngoài quy hoạch chi tiết khu Trung tâm chính trị Ba Đình nên không nằm trong sự khống chế về chiều cao. Vấn đề này đã được UBND TP Hà Nội khẳng định bằng văn bản trả lời Chính phủ và công luận. Chúng tôi mong muốn dừng phá dỡ công trình để xem xét lại cho khách quan, xử lý công bằng, đúng pháp luật.

Xin cảm ơn ông!

Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.