“Văn hóa nộp thuế”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời ô tô chưa thịnh hành như bây giờ, chắc chắn số đông chúng ta đều đã có một lần đi mua xe máy cho mình hoặc gia đình. Và hẳn ai cũng nhớ, khi cửa hàng/công ty kinh doanh xe máy xuất hóa đơn cho mình, số tiền trên hóa đơn bao giờ cũng thấp hơn giá thực mua khoảng 1/3.
Hiện nay, một trong các lĩnh vực thất thu thuế lớn nhất chính là thị trường bất động sản.
Hiện nay, một trong các lĩnh vực thất thu thuế lớn nhất chính là thị trường bất động sản.

Đó là hành vi trốn thuế. Nhưng người mua chẳng dùng hóa đơn vào việc gì nên chẳng ai thắc mắc về việc này.

Hiện nay, một trong các lĩnh vực thất thu thuế lớn nhất chính là thị trường bất động sản (BĐS). Theo số liệu của Bộ Tài chính, số thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng BĐS năm 2021 đạt 21 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4,9 nghìn tỷ đồng (tỷ lệ tăng 30%) so với năm 2020. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, kết quả thu từ thuế thu nhập cá nhân của hoạt động chuyển nhượng BĐS đạt được 16 nghìn tỷ đồng (theo dự kiến); tăng 68,6% so với 5 tháng đầu năm 2021, tương ứng tăng 6,6 nghìn tỷ đồng.

Con số thu tăng, tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Tài chính, công tác thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS còn gặp một số khó khăn. Nguyên nhân từ các chính sách liên quan đến đất đai hiện hành được quy định bởi nhiều cơ quan, ban ngành; các quy định chưa đồng bộ nên việc xác định giá thị trường của BĐS vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Về “khoảng trống luật pháp”, khó nhất hiện nay là do Luật Đất đai quy định Bảng giá đất ổn định 5 năm, trong khi thực tế giá thị trường BĐS lại biến động liên tục (hàng tuần, thậm chí hàng ngày), vì vậy dẫn đến giá đất do UBND cấp tỉnh quy định không sát với giá của thị trường. Văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định cơ chế kiểm soát dòng tiền đối với các giao dịch chuyển nhượng BĐS. Thứ nữa, công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan cũng gặp không ít khó khăn.

Trong khi hành lang pháp lý như vậy thì ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân gần như là “zero”.

Phải dùng từ này vì càng “giảm đóng” được càng mừng. Giống như câu chuyện mua xe máy đã nói, các giao dịch BĐS khi khai thuế đều khai giá không đúng với giá thực tế chuyển nhượng. Văn phòng đăng ký đất đai chuyển hồ sơ đến cơ quan thuế thường sát ngày hẹn trả kết quả hoặc chậm dẫn đến áp lực về thời gian trả kết quả xác định nghĩa vụ tài chính về đất, gây chậm trễ về thủ tục hành chính. Đây cũng là một khó khăn cho cơ quan thuế.

Để chống thất thu thuế BĐS, Bộ Tài chính đã và đang tham mưu, đề xuất với Chính phủ tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất, đồng bộ; bổ sung quy định thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS.

Tài nguyên khai thác mãi sẽ cạn kiệt, thuế với mỗi quốc gia chính là nguồn thu chủ yếu của mọi quốc gia văn minh. Đó là đất nước có “văn hóa nộp thuế”.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…