"Rót" hơn 8.100 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 6

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai lên 4 - 6 làn xe với chiều rộng 50 - 60m, có tổng kinh phí trên 8.100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP. Hà Nội. 

Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.

UBND TP. Hà Nội vừa tổ chức lễ khởi công dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai.

Quốc lộ 6 đoạn tuyến qua Ba La - Xuân Mai là một trong những tuyến đường quan trọng tại cửa ngõ phía Tây Hà Nội, mở ra thông đạo kết nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên.

Đây còn là tuyến đường cắt với Quốc lộ 21B, đường mòn Hồ Chí Minh (Quốc lộ 21A); song song nhưng kết nối chặt chẽ với Đại lộ Thăng Long, tạo nên một vòng cung đi tránh khu vực trung tâm, phân giải áp lực giao thông cho nội đô Hà Nội. Vai trò của đoạn tuyến Quốc lộ 6 là cực kỳ quan trọng với khu vực Tây - Nam Hà Nội.

Toàn đoạn nâng cấp, mở rộng có chiều dài 21,7km, bắt đầu từ nút giao Ba La, Hà Đông - đến thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ.

Từ mặt cắt đường hiện có rộng từ 6 đến 10 mét, tuyến đường sẽ được nâng cấp, mở rộng đến 60 mét, tương đương 4 - 6 làn xe. Tuyến đường Quốc lộ 6 có vận tốc thiết kế 80km/h.

Toàn tuyến có 4 nút giao, gồm nút giao Ba La (giao với Quốc lộ 21B); nút giao với đường Vành đai 4; nút giao với đường trục Bắc - Nam; nút giao với Quốc lộ 21A. Trong đó, nút giao Ba La được thiết kế đi bằng, điều khiển bằng đèn tín hiệu và vạch sơn dẫn hướng.

Được biết, Dự án sau khi hoàn thành sẽ từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông Thủ đô theo quy hoạch. Đây là dự án có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm, kết nối với Quốc lộ 21B, đường mòn Hồ Chí Minh, đường Vành đai 4.

Được biết, Dự án hoàn thành sẽ khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ nói riêng và TP. Hà Nội nói chung. Đồng thời sẽ tăng cường liên kết, giao thương giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) và nước bạn Lào.

Để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng khi áp lực công tác giải phóng mặt bằng cực lớn, tại lễ khởi công, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị các đơn vị phối hợp triển khai ngay các nhiệm vụ.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành thành phố, các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn thực hiện quản lý dự án đúng các quy định; tuân thủ chặt chẽ các trình tự, quy trình, quy phạm kỹ thuật để triển khai thi công công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Đồng thời, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội, Công an thành phố, phối hợp, hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức giao thông để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện trong quá trình thi công công trình; đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân tại khu vực dự án; quản lý chất lượng công trình xây dựng theo lĩnh vực quản lý về chuyên ngành theo đúng quy định.

Đối với UBND quận Hà Đông, UBND huyện Chương Mỹ, Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị phối hợp triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Ngoài việc nâng cấp Quốc lộ 6, trong giai đoạn 2021 - 2025, TP. Hà Nội dự kiến sẽ khởi công mới 12 công trình giao thông trọng điểm gồm các tuyến đường vành đai, cầu vượt sông Hồng, các tuyến đường sắt đô thị... với tổng vốn đầu tư khoảng 170.852 tỷ đồng.

Theo đó, tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long, nối Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình có chiều dài 5,5 km, đi qua địa bàn huyện Thạch Thất, dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2026.

Còn dự án nâng cấp đường 70, đoạn từ Nhổn đến Đại lộ Thăng Long – Hà Đông có chiều dài 4,77 km, vốn đầu tư 2.823 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2026.

Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.