'Làng biệt thự' dưới chân Núi Voi bị giải tỏa

0:00 / 0:00
0:00
6/7 căn nhà còn lại tại 'Làng biệt thự dưới chân Núi Voi' đã bị UBND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) và xã Hiệp An  tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ, giải tỏa. Đây la những căn nhà đã xây dựng trái phép trên đất rừng lấn chiếm.
'Làng biệt thự' dưới chân Núi Voi bị giải tỏa

Sáng 5/11, UBND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) và xã Hiệp An đã tổ chức lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ, giải tỏa 6/7 căn nhà còn lại tại “Làng biệt thự dưới chân Núi Voi”. Đây là những căn nhà xây dựng trái phép trên đất rừng lấn chiếm từ nhiều năm qua, ở tiểu khu 268, xã Hiệp An (huyện Đức Trọng).

Những ngôi nhà này chủ yếu được làm bằng gỗ. Trong 6 ngôi nhà bị cưỡng chế, có 3 ngôi nhà không xác định được chủ. Sau khi thông báo nhiều ngày nhưng không có người đến nhận, UBND huyện Đức Trọng ra quyết định tháo dỡ, trả lại nguyên trạng đất và bàn giao cho đơn vị được giao quản lý diện tích đất rừng này.

Như vậy, cho đến thời điểm này, chính quyền địa phương đã vận động chủ hộ tự tháo dỡ cũng như tháo dỡ được 22 ngôi nhà vô chủ, xây dựng trái phép. Chỉ còn 1 ngôi nhà ở vị trí khác sẽ tổ chức tháo dỡ vào đợt sau.

Theo thống kê, tại khu vực này có 54 căn nhà, trong đó có cả nhà của người dân địa phương sinh sống từ lâu và nhà do người từ thành phố Đà Lạt và các địa phương khác, kể cả ngoài tỉnh tới xây dựng trái phép.

UBND xã đã tổ chức phân loại, trong đó lập hồ sơ 23 căn nhà do người từ nơi khác tới mua bán, xây dựng trái phép. Các căn nhà nhỏ của người dân địa phương có từ trước khi nhà nước giao đất cho Công ty cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam quản lý bảo vệ, nên chính quyền địa phương đang xem xét để giải quyết có tình, có lý và đúng theo quy định của pháp luật…

Theo thông tin từ TTXVN Làng biệt thự dưới chân núi voi được hình thành trên phần đất thuộc diện tích đất lâm nghiệp đã được giao cho Công ty cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam quản lý bảo vệ quản lý, bảo vệ từ 30 năm nay.

Doanh nghiệp này đã nhiều lần kêu cứu tới các cấp chính quyền vì bị chiếm đất, phá rừng, nhưng ngôi làng trên vẫn ngang nhiên tồn tại, thậm chí hối hả xây dựng từng ngày.

Không chỉ xây dựng những căn nhà trái phép, khu vực này còn mở đường nội bộ, xây dựng hệ thống cấp điện riêng và dựng tấm biển kiên cố rất lớn với cái tên “Làng nghề Bonsai Darahoa”.

Sau khi các cơ quan báo chí lên tiếng, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở kiên quyết xử lý. Từ tháng 11/2020 đến nay, các cơ quan chức năng và huyện Đức Trọng, xã Hiệp An đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động chủ hộ tự tháo dỡ. Đối với các ngôi nhà không được tự tháo dỡ, cơ quan chức năng đã tổ chức cưỡng chế.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…