Phát triển đô thị vệ tinh cho Hà Nội: Giảm chênh lệch trong phát triển đô thị

(PLO) - Nhận diện các cơ hội và thách  thức trong việc phát triển các đô thị vệ tinh, từ đó đề xuất được các giải pháp thúc đẩy thu hút các nguồn lực phát triển đô thị vệ tinh, tạo khâu đột phá của Thủ đô trong giai đoạn tới là mục tiêu của Hội thảo “Cơ hội và giải pháp thúc đẩy phát triển đô thị vệ tinh TP Hà Nội” do UBND TP Hà Nội tổ chức hôm 23/12.
Hà Nội cần có nguồn lực lớn để phát triển các đô thị vệ tinh
Hà Nội cần có nguồn lực lớn để phát triển các đô thị vệ tinh

Theo Quy hoạch chung, Hà Nội sẽ phát triển 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây và Sóc Sơn với chức năng hỗn hợp nhưng vẫn có chức năng đặc thù, hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ đô thị trung tâm.

TS.Phạm Sỹ Liêm – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xây dựng và đô thị nhấn mạnh, chức năng chính của các đô thị vệ tinh là giảm tải cho đô thị trung tâm để nó khỏi phình ra quá lớn đến mức dị dạng với các “căn bệnh đô thị” như ô nhiễm, ùn tắc giao thông, thiếu hạ tầng, tệ nạn xã hội tràn lan…

Giảm tải cho đô thị trung tâm phát triển

TS.Nguyễn Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) cho biết, các đô thị vệ tinh sẽ giải quyết bất cập giữa việc gia tăng áp lực vào đô thị trung tâm đảm bảo tỷ lệ dân đô thị nhưng phải đảm bảo  kiểm soát dân số đô thị trung tâm, hạn chế phát triển dân số khu vực nội đô.

Với quy mô dân số của Hà Nội, việc xây dựng đô thị vệ tinh với quy mô tổng dân số khoảng 1,3 triệu người, cùng hàng chục khu đô thị mới là một giải pháp cần thiết và hiệu quả để đạt được các mục tiêu dân số của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020-2030, dân số thành thị Hà Nội khoảng 6-6,2 triệu người. Đô thị trung tâm TP dự kiến dân số khoảng 4,6 triệu người (năm 2030) gồm: khu vực nội đô, chuỗi đô thụ phía Đông vành đai 4 và chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng.

Đô thị vệ tinh được phát triển để giảm áp lực về hạ tầng và giảm ô nhiễm môi trường đối với khu vực nội đô TP Hà Nội. Số lượng xe cơ giới của TP đã tăng nhanh trong những năm qua. Tính đến tháng 9/2016 Hà Nội có 5,4 triệu xe máy, 600.000 ô tô, tập trung chủ yếu ở khu vực nội đô cùng hàng trăm nghìn xe máy vãng lai… là nguyên nhân của tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên.

Tuy nhiên, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều khó khăn cho quá trình xây dựng và phát triển các đô thị vệ tinh của Hà Nội theo Quy hoạch. Đến nay Hà Nội chưa có đầy đủ hệ thống quy hoạch các đô thị vệ tinh (Quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc vẫn đang chờ phê duyệt). TS.Lê Văn Hoạt – nguyên Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội thấy việc xây dựng các cơ chế, chính sách  nhằm hỗ trợ cư dân và doanh nghiệp hưởng ứng chủ trương phát triển đô thị vệ tinh chưa nhiều, nhất là các chương trình, kế hoạch riêng của từng ngành, lĩnh vực, khu vực vào trong một chương trình hay kế hoạch tổng thể để chỉ đạo triển khai đồng bộ còn yếu.

Trong khi còn khó khăn để huy động các nguồn đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển các đô thị vệ tinh cần nhu cầu vốn đầu tư rất lớn cho các dự án trọng điểm trong mỗi khu đô thị vệ tinh và hạ tầng giao thông kết nối nhưng “việc bố trí ngân sách cho xây dựng, phát triển các đô thị vệ tinh là rất khó thực hiện và đến nay hầu như chưa được quan tâm. Hơn nữa, những năm gần đây mới chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị trung tâm chứ chưa chú trọng khu vực ngoại thành” – TS.Nguyễn Hồng Sơn chỉ rõ.

Cùng với đó, các đô thị vệ tinh của Hà Nội chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đô thị, các  tỉnh, thành trong vùng Thủ đô và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Theo phân tích của các chuyên gia, khi hệ thống quy hoạch, hạ tầng khung chưa hoàn thiện, việc thu hút các nhà đầu tư bất động sản sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, trong giai đoạn qua, khi Hà Nội chưa chú trọng phát triển đô thị vệ tinh, chưa có các chính sách ưu đãi cụ thể, rất nhiều trường đại học đã được xác định xây dựng trụ sở tại các tỉnh khác ngoài Hà Nội, nhiều nhà đầu tư công nghệ cao đã đầu tư vào các tỉnh lân cận Hà Nội (Thái Nguyên, Bắc Ninh). 

TS.Lê Văn Hoạt còn nhận thấy, một thách thức cho quá trình phát triển các đô thị vệ tinh của Hà Nội liên quan đến phân bổ lại dân cư, hợp lý hóa chỗ ở cho người lao động, chứ không chỉ bằng biện pháp giãn dân, giảm mật độ dân số trong khu vực nội đô để giảm áp lực lên hạ tầng. Theo TS.Lê Văn Hoạt, thói quen, tập quán sở hữu nhà ở và chính sách nhà ở hiện nay đang là rào cản cho việc này. Rất ít người có nhà riêng ở đô thị trung tâm lại muốn rời ra khu ngoại ô hay đô thị vệ tinh. 

Không để đô thị trung tâm thành “đô thị đầu to”

TS.Phạm Sỹ Liêm – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xây dựng và đô thị lưu ý, để có chất lượng sống tốt thì đô thị vệ tinh phải là đô thị hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng, còn để phồn vinh thì phải có động lực phát triển thúc đẩy sự tăng trưởng của hệ thống thị trường. Vì vậy, thực hiện ý tưởng về việc phát triển không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị gồm đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, một số tuyến giao thông quan trọng kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh đã được đầu tư hoặc nâng cấp, một số dự án lớn, trọng điểm được khởi động. 

Nhưng nhìn chung tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm và việc hình thành, phát huy vai trò của các đô thị vệ tinh còn rất hạn chế. “Đó cũng là một nguyên nhân làm cho việc thực hiện chủ trương giãn dân, giảm tải cho khu vực nội đô nhiều năm qua không thực hiện được” – TS.Lê Văn Hoạt nhận định.

Do đó, để phát triển được các đô thị vệ tinh, TS.KTS.Nguyễn Trúc Anh – Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho rằng, Hà Nội cần thu hút nguồn lực phát triển đô thị vệ tinh, trong đó có các cơ chế khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ đầu tư cần thiết vào các đô thị vệ tinh. Thu hút người dân di chuyển khỏi đô thị trung tâm, tạo ra sức hút làm người dân di chuyển từ các khu vực khác về đô thị vệ tinh sinh sống, dần tạo ra các trung tâm mới. Các chuyên gia khẳng định, nguồn lực để Hà Nội phát triển các đô thị vệ tinh có thể được lấy từ chính nguồn lực đất đai (quỹ đất dôi dư ở đô thị trung tâm khi các cơ sở sản xuất, giáo dục, y tế, khu dân cư… di chuyển khỏi nội đô).

Cùng với đó, để phát triển được các đô thị vệ tinh, Hà Nội phải phát triển hệ thống giao thông kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh. Đây là một “bài toán” không dễ giải cho chính quyền Hà Nội vì đòi hỏi rất nhiều về nguồn lực. Hiện gần như chưa có các tuyến kết nối hướng tâm hoàn chỉnh, mới đầu tư được các đường vành đai.

KTS.Trần Huy Ánh – Hội KTS Hà Nội cho rằng, các tuyến xe buýt sẽ giúp kết nối các đô thị vệ tinh, đô thị trung tâm và giữa các đô thị vệ tinh với nhau. Ngoài ra, quản lý vành đai xanh hiện đang chiếm 70% đất tự nhiên, gồm ngăn chặn quá trình đô thị hóa, giữ gìn đất nông nghiệp và bảo tồn thiên nhiên. 

Đặc biệt, KTS.Trần Huy Ánh lưu ý, để đô thị vệ tinh phát triển thì phải tách ra khỏi đô thị trung tâm. Để các đô thị vệ tinh và đô thị trung tâm dính không liền với nhau thành “đô thị đầu to”, phát triển theo “vết dầu loang” thì cần quy hoạch vùng giãn cách/cấm xây dựng với những quy định ngặt nghèo. Để hạn chế sự phát triển theo dạng lan tỏa của đô thị trung tâm hiện nay cũng như các đô thị vệ tinh sau này, hệ thống hành lang xanh và vành đai xanh được sử dụng như một hệ thống hàng rào “mở”, ngăn cách giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, giữa khu vực bảo tồn và khu vực phát triển.

Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.