1. Xác định được mục đích mua
Điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là mục đích mua nhà để làm gì? Có thể mua nhà để ở, và cũng có thể là mua để kinh doanh. Về mô hình cần hướng đến là căn hộ, office-tel hay nhà phố,…?
2. Cân nhắc về khả năng tài chính
Trước khi mua bất động sản, điều quan trọng là người mua cần xác định và đánh giá được chính xác khả năng tài chính của mình. Để hạn chế tối đa việc không có khả năng trả nợ. Không nhất thiết bạn phải có đủ tiền trước khi mua bất động sản, chỉ cần bạn có một khoản tiền nhất định (tương đương 60-70% giá trị của bất động sản cần mua), số còn lại sẽ được trả góp hoặc thanh toán theo tiến độ trả nợ của ngân hàng.
3. Tìm hiểu về chủ đầu tư chính
Việc tìm hiểu kỹ chủ đầu tư là một trong những điều cần được lưu ý. Chủ đầu tư có uy tín và thương hiệu mạnh trong thị trường bất động sản sẽ giúp cho người mua cảm thấy yên tâm về chất lượng của bất động sản cũng như tránh được những rủi ro về tài chính không đáng có. Thông qua những dự án đã được bàn giao, chất lượng những công trình đã được đưa vào sử dụng trước đó, …bạn có thể đánh giá được khách quan về sự uy tín và năng lực của chủ đầu tư.
4. Vị trí, môi trường
Ngoài việc xem xét về giá cả của bất động sản, vị trí tọa lạc của nó cũng ảnh hưởng không ít tới mục đích mua của bạn. Việc chọn cho mình một vị trí để thuận tiện cho việc đi lại và tạo được một cuộc sống thoải mái là điều hết sức cần thiết.
5. Cơ sở hạ tầng xung quanh
Bên cạnh các yếu tố trên, bạn cần phải quan sát về các điều kiện cơ sở hạ tầng xung quanh. Về hệ thống giao thông, hãy xem xét việc di chuyển có dễ dàng hay không, hoặc có bị ngập úng vào mùa mưa hay không? Các vấn đề về rác thải và ô nhiễm môi trường ở khu vực đó như thế nào? Các tiện ích ngoại khu như các trung tâm mua sắm, nhà hàng, bệnh viện, trường học, khu vui chơi,…đầy đủ có thể tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của bạn sau này.
6. Giá cả
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin từ internet hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để biết mức giá thị trường của dự án mà bạn đang quan tâm. Nhưng tốt nhất là nên gọi trực tiếp cho chuyên viên tư vấn chính của dự án để biết thêm chi tiết và chính xác hơn về giá cả.
7. Tiến độ thi công và thời gian thanh toán
Nhiều người khi mua bất động sản thường không chú ý đến thời gian và tiến độ thi công của nó nên sẽ không thể chủ động trong việc chuẩn bị nguồn tiền để nộp khi tới hạn. Vì thường thì với các dự án bất động sản, bạn sẽ phải thanh toán thành nhiều đợt khác nhau. Do vậy bạn cần phải theo dõi kĩ các tiến độ thi công, đảm bảo đủ nguồn tiền trước khi tới hạn để tránh gặp rắc rối trong trường hợp này.
8. Tính pháp lí
Các loại giấy tờ liên quan cần phải có đầy đủ tính pháp lý để đảm bảo quyền lợi của cả bên bán và bên mua. Những loại giấy tờ mà bạn cần phải xem xét kĩ lưỡng trước khi mua là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép đầu tư của dự án, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà,… Để xác nhận những thông tin trên, bạn hãy tìm đến chính quyền địa phương để không gặp cảnh “Tiến thoái lưỡng nan” trong những trường hợp liên quan đến tranh chấp, những dự án chưa được cấp giấy phép xây dựng,…
9. Nội dung hợp đồng và các chi phí khác
Bạn phải đọc thật kỹ những điều khoản thỏa thuận được nêu ra trong hợp đồng trước khi đưa ra quyết đinh mua. Hãy mạnh dạn đưa ra những phản hồi với những thông tin mà bạn cho là chưa phù hợp để 2 bên có thể điều chỉnh và bổ sung.
Ngoài ra các loại chi phí như: Phí giữ xe, phí thu nhặt rác thải, tiền điện, tiền nước sinh hoạt, phí quản lí,…Nếu các loại chi phí này không được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng, người chịu thiệt sau này sẽ là bạn.
10. Chú ý không gian nội thất
Chủ quan không xem lại phần nội thất bên trong của dự án có giống như trong hợp đồng đã cam kết hay không là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra các thiết bị và hệ thống như điện nước, đèn, …trước khi hoàn tất phần thủ tục giao nhận nhà.
Các hành vi bị cấm khi kinh doanh bất động sản
– Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện.
– Quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.
– Gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản.
– Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
– Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định.
– Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.