MasterCard đối mặt với vụ kiện khủng

(PLO) - Theo Reuters, Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard đang phải đối mặt với vụ kiện khổng lồ tại Anh lên tới 14 tỉ bảng (19 tỉ USD) vì cáo buộc tính phí cao bất hợp pháp với các giao dịch thanh toán thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của nước này.
MasterCard đối mặt với vụ kiện khủng

Xét về giá trị, đây là vụ đòi bồi thường lớn nhất từ trước đến nay tại Anh. MasterCard bị đòi bồi thường 14 tỷ bảng (18,6 tỷ USD) cho hàng triệu người Anh vì áp phí thẻ phi pháp từ năm 1992 đến 2008.

Người đâm đơn là luật sư nổi tiếng Walter Merricks, từng đứng đầu Financial Ombudsman Service, cơ quan thuộc chính quyền Anh chuyên giải quyết tranh cãi giữa các thiết chế dịch vụ tài chính và khách hàng.

Trong đơn kiện 600 trang nộp lên tòa án London hôm qua, ông Merricks cáo buộc MasterCard từ năm 1992 - 2008 đã tính phí lên tới hơn 1% giá trị giao dịch mỗi khi khách hàng thanh toán quốc tế bằng các loại thẻ. Phí này không áp trực tiếp lên người dùng nhưng nhằm vào bên bán – hay còn gọi là các đơn vị chấp nhận thẻ (merchant) khiến họ tăng giá bán cuối cùng lên sản phẩm và khách hàng vẫn là bên chịu thiệt cuối cùng.

“Đây gần như là một loại thuế vô hình”, Reuters dẫn lời luật sư Merricks nói. Đáp lại, MasterCard khẳng định không làm gì sai. “Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với các lập luận trong đơn kiện và sẽ phản đối tới cùng”, công ty dịch vụ thanh toán lớn thứ hai thế giới tuyên bố.

"Người tiêu dùng không ý thức được mức độ của các loại phí này, hoặc không biết rằng chúng là phi pháp. Tất cả người tiêu dùng Anh, không chỉ chủ thẻ MasterCard, đều bị mất tiền vì việc này", hãng luật Quinn Emanuel cho biết trong đơn kiện.

Dựa theo các điều khoản trong Đạo luật quyền lợi người tiêu dùng năm 2015 của Anh, tất cả những người sống tại nước này, từng sử dụng các loại thẻ của MasterCard và trên 16 tuổi trong giai đoạn nói trên đều tự động được xem là nguyên đơn trong vụ kiện trừ khi họ xin rút. Theo tính toán của Reuters, có 46 triệu người thuộc diện này và nếu chia đều thì mỗi người sẽ nhận khoảng 300 bảng (hơn 8,8 triệu đồng). Các nguồn tin từ tòa án cho biết nếu MasterCard và đại diện nguyên đơn không dàn xếp được với nhau thì phiên xử đầu tiên có thể sẽ diễn ra vào năm 2018.

Cơ sở cho vụ kiện nói trên là phán quyết năm 2014 của Tòa án Công lý châu Âu cho rằng MasterCard đã áp phí quá cao, gây tổn hại cho khách hàng mỗi khi dùng thẻ của hãng thanh toán quốc tế trong phạm vi EU. Từ phán quyết này, EU cũng đã ra quy định áp mức phí trần là 0,2% đối với thẻ ghi nợ và 0,3% đối với thẻ tín dụng, theo Reuters.

Thanh toán bằng thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ
Thanh toán bằng thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ

Tại Việt Nam, thẻ MasterCard được biết đến là một trong những loại thẻ thanh toán khá phổ biến với tên gọi thẻ tín dụng hoặc thẻ debit, được phát hành thông qua các ngân hàng trong nước và cả ngân hàng có vốn nước ngoài đặt văn phòng tại đây.

Theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế nói chung và MasterCard nói riêng, cũng như hướng dẫn của các ngân hàng khi lắp đặt POS (thiết bị thanh toán thẻ) tại các đơn vị chấp nhận thẻ (merchant), nhân viên giao dịch chỉ được thu đúng phần tiền của sản phẩm mà không phụ thu thêm phần phụ phí liên quan đến thẻ.  Phí này dao động từ 1,1% đến gần 3% giá trị giao dịch, và được hạch toán giữa Tổ chức thẻ quốc tế với các merchant thông qua ngân hàng thanh toán.

Nếu không tuân thủ, các đơn vị chấp nhận thẻ sẽ bị áp các mức phạt theo quy định của các Tổ chức thẻ quốc tế. Giá trị phạt có thể lên tới vài ngàn tiền mỹ kim.

Tuy nhiên, nhiều cửa hàng vẫn, hoặc tăng giá bán của sản phẩm/ hoặc thông báo với khách hàng về việc phải thu thêm phần phí này. Và người chịu thiệt cuối cùng, vẫn là người mua chọn lựa phương thức thanh toán bằng thẻ./.

Thị trường BĐS kỳ vọng khởi sắc khi các quy định mới đi vào cuộc sống. (Ảnh: VGP)

Sớm đưa 3 luật liên quan bất động sản vào cuộc sống: Gỡ khó cho thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 và Luật Đất đai 2024 đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, tuy nhiên các Luật này đang được kỳ vọng sẽ được thi hành trước 6 tháng (từ 1/7/2024) để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tọa đàm “Quy định mới về NOXH: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 10/5

Quy định mới về nhà ở xã hội: Hiện thực hóa tinh thần Luật Nhà ở (sửa đổi)

(PLVN) - Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NOXH) nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…
Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

(PLVN) - Sở Xây dựng Đà Nẵng mới có thông báo về việc mở bán và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê căn hộ tại dự án chung cư nhà ở xã hội khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu).
Luật Đất đai có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng. (Ảnh: T.M)

Khơi dậy tiềm năng, phát huy nguồn lực từ đất đai

(PLVN) -Chiều 25/4, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 252 Luật Đất đai năm 2024 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Chi Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.