Lý do chưa giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ cho các dự án nhà ở xã hội?

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Bộ Xây dựng cho biết, hiện có 100 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được cấp phép đầu tư xây dựng, nhưng các địa phương chưa công bố công khai danh mục dự án; ngoài ra hầu hết các dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư nên các ngân hàng chưa thể cho vay vốn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Xây dựng mới báo cáo gửi Thủ tướng loạt kiến nghị liên quan đến triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng cho biết, đã giao một số địa phương giao sở xây dựng rà soát hồ sơ, lập danh mục dự án để trình UBND tỉnh, thành phố công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của địa phương.

Tại Bình Định có 6 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 5.344,9 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn khoảng 1.832 tỷ đồng;

Cũng tại Phú Thọ có 3 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 818 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 441 tỷ đồng. Đà Nẵng có 3 dự án với tổng vốn đầu tư 2.046 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 545,6 tỷ đồng; Trà Vinh 2 dự án với tổng vốn đầu tư 1.492 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 420 tỷ đồng. Bắc Giang 2 dự án với tổng vốn đầu tư 6.164 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 4.527,6 tỷ đồng.

Về lý do chậm giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng cho rằng, do các dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Ngoài ra, có 100 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được cấp phép đầu tư xây dựng, nhưng các địa phương chưa công bố công khai danh mục dự án nên các ngân hàng chưa thể cho vay vốn.

Theo Bộ Xây dựng, trong giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội ở khu vực đô thị với quy mô xây dựng 19.516 căn nhà.

Hiện các địa phương đang tiếp tục triển khai 294 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn nhà.

Các dự án tập trung vào hai chương trình lớn là phát triển nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, và phát triển nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại khu đô thị.

Để tháo gỡ khó khăn trong quá trình vay vốn, Bộ Xây dựng cho biết, sẽ tiếp tục làm việc với một số địa phương trọng điểm kiểm tra, đôn đốc tạo nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án cải tạo chung cư cũ. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành, địa phương tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai hiệu quả gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.