IFC nắm 5% vốn TPBank

(PLO) - Công ty tài chính Quốc tế IFC vừa chính thức trở thành cổ đông của TPBank sau khi đầu tư 403 tỷ đồng để sở hữu 4,99% vốn của nhà băng này.
Chủ tịch TPBank ông Đỗ Minh Phú và ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia, Lào
Chủ tịch TPBank ông Đỗ Minh Phú và ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia, Lào

Lễ công bố khoản đầu tư 403,1 tỷ đồng (khoảng 18,3 triệu USD) của Công ty tài chính quốc tế (IFC) vào Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) diễn ra trưa 26/8. Theo đó, IFC mua cổ phiếu ưu đãi và sở hữu 4,99% vốn cổ phần tại TPBank.

Việc đầu tư của IFC sẽ giúp TPBank có thêm nguồn vốn kinh doanh và đầu tư phát triển cũng như cung cấp các khoản vay với tổng giá trị lên tới 2 tỷ USD cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 5 năm tới.

Cùng với khoản đầu tư này, IFC cũng sẽ tham gia tư vấn cho TPBank trong các lĩnh vực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro và nâng cao năng lực phát triển. Trước đó, năm 2015, TPBank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được IFC cấp hạn mức tài trợ thương mại trị giá 10 triệu USD và 5 tháng sau, nâng hạn mức lên 30 triệu USD.

Ngoài IFC, hiện TPBank có 5 cổ đông chiến lược khác gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare), Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore. Tính đến giữa năm 2016, TPBank có tổng tài sản đạt trên 83.200 tỷ đồng, vốn điều lệ sau khi có cổ đông mới IFC là 5.842 tỷ đồng.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.