Hai dự án lớn “đánh thức” Cù Lao Phố

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo quy hoạch chung TP. Biên Hòa (Đồng Nai) đến năm 2045 sẽ chuyển đổi dần từ mô hình cấu trúc đô thị công nghiệp sang mô hình cấu trúc đô thị dịch vụ và công nghiệp. Trong đó, điểm nhấn chuyển đổi Khu công nghiệp (KCN) Biên Hoà 1 thành khu đô thị, và phát triển dự án Khu đô thị Hiệp Hoà thành chuỗi đô thị thông minh, hiện đại ven sông.

Theo định hướng phát triển các vùng và phân khu chức năng, không gian phát triển TP. Biên Hòa sẽ chia theo 5 vùng thành phố gồm: vùng thành phố trung tâm; vùng thành phố Tây Bắc; vùng thành phố Đông Bắc; vùng thành phố Tây Nam và vùng thành phố Đông Nam. Trong đó, Biên Hòa sẽ hình thành 4 hành lang và 1 trục phát triển gồm các hành lang Bắc - Nam số 1, 2; hành lang Đông - Tây 1, 2 và trục kết nối Đông - Tây số 3.

Các vị trí đắc địa ven sông là 2 dự án chuyển đổi KCN Biên Hoà 1 thành khu đô thị, và phát triển dự án Khu đô thị Hiệp Hoà thành chuỗi đô thị thông minh, hiện đại.

Các vị trí đắc địa ven sông là 2 dự án chuyển đổi KCN Biên Hoà 1 thành khu đô thị, và phát triển dự án Khu đô thị Hiệp Hoà thành chuỗi đô thị thông minh, hiện đại.

Trong trục đô thị hiện đại bậc nhất, ven sông Đồng Nai, tỉnh đang gấp rút tập trung chuyển đổi KCN Biên Hoà 1 thành khu đô thị, còn vùng đất Cù Lao Phố sẽ xây dựng Khu đô thị Hiệp Hoà.

72 ngàn tỷ cho Khu đô thị Hiệp Hoà

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Hữu Nguyên, trong tháng 7/2024, Sở đã công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa tại phường Hiệp Hòa. Trong đó, liên danh 5 nhà đầu tư gồm: Công ty TNHH Lan Anh - Phú Quốc; Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời; Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long; Công ty Cổ phần Tập đoàn Bất động sản Mặt trời và Công ty TNHH Đầu tư Biển đẹp Phú Quốc là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án. Quy mô Dự án khu đô thị Hiệp Hòa có diện tích khoảng 293 ha, dân số 31,6 ngàn người, tổng số vốn đầu tư dự án là hơn 72 ngàn tỷ đồng.

Dự án khu đô thị Hiệp Hòa có diện tích khoảng 293 ha, sẽ được triển khai từ năm 2023 đến 2035.

Dự án khu đô thị Hiệp Hòa có diện tích khoảng 293 ha, sẽ được triển khai từ năm 2023 đến 2035.

Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa nằm trải dọc sông Đồng Nai sẽ được triển khai trong thời gian 12 năm, từ năm 2023-2035, được phân kỳ giai đoạn theo 5 dự án thành phần. Mục tiêu đầu tư Khu đô thị Hiệp Hòa là đầu tư xây dựng hình thành khu đô thị, khu phức hợp dịch vụ mới, mật độ thấp khang trang, hiện đại, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Đồng thời, hướng đến phát triển du lịch bền vững, kết hợp đa dạng hóa các loại hình nhà ở, kết hợp với trung tâm thương mại dịch vụ phục vụ du lịch, dịch vụ công cộng...

Khu đô thị Hiệp Hòa dự kiến có 2 loại hình nhà ở là thấp tầng (liền kề, biệt thự chiếm 11,8% tổng diện tích của dự án) và cao tầng (nhà chung cư chiếm 3,5% tổng diện tích). Trong đó, nhà ở xã hội chiếm khoảng 20% tổng diện tích đất ở.

“Biến” Khu công nghiệp “già” thành khu đô thị “trẻ”

Theo đề án được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt, KCN Biên Hoà 1 là KCN lâu đời nhất Việt Nam được hình thành từ năm 1963, có vị trí đắc địa bên sông Đồng Nai. Do đó, đề án chuyển đổi KCN Biên Hoà 1 thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1 sẽ được tách thành 2 hồ sơ với quy mô cụ thể từng dự án (khu vực) gồm: Dự án khu vực trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh (quy mô khoảng 44ha) và dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ (quy mô hơn 286ha).

KCN Biên Hoà 1 là KCN lâu đời nhất Việt Nam được hình thành từ năm 1963.KCN Biên Hoà 1 là KCN lâu đời nhất Việt Nam được hình thành từ năm 1963.

Với dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Đồng Nai thống nhất lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; dự án được chia làm 6 khu; trong đó khu 1 (diện tích khoảng 75ha) được thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2030, các khu còn lại triển khai từ năm 2024 - 2030. Hiện khu này có 2 công trình hiện hữu đề xuất giữ lại gồm tòa nhà Sonadezi (diện tích khoảng 1,2ha) và Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (diện tích khoảng 2,2ha). Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khi thực hiện đề án là hơn 7,5 ngàn tỷ đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, việc chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 là phù hợp với tất yếu khách quan và là cơ hội để phát triển TP. Biên Hòa theo đúng quy hoạch, qua đó góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc thành phố, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai.

Dự án Khu đô thị nằm trải dọc sông Đồng Nai.

Dự án Khu đô thị nằm trải dọc sông Đồng Nai.

Theo thống kê, có 76 đơn vị đang thuê đất, hạ tầng còn hoạt động tại KCN Biên Hòa 1. Dự kiến, việc di dời các doanh nghiệp này sẽ hoàn thành trong tháng 12/2025.

Đánh giá về quy hoạch của các dự án, phát triển TP. Biên Hoà, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường - Đặng Minh Đức cho biết, do có lịch sử phát triển công nghiệp sớm nên độ nén của đô thị Biên Hòa rất lớn. Quỹ đất phát triển lại hạn chế. Chính vì vậy, trong quy hoạch, TP.Biên Hòa sẽ rà soát lại quỹ đất công do các cơ quan, đơn vị đang sử dụng để phát triển không gian xanh, công cộng phục vụ người dân. Bên cạnh đó, Biên Hòa là đô thị trung tâm của tỉnh, giáp ranh với tỉnh Bình Dương và TP.HCM nên tính toán quy hoạch thành phố gắn kết với quy hoạch vùng.


Thành lập tổ giúp việc để chuyển đổi KCN Biên Hoà 1

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định về việc thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo triển khai Đề án Chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường. Tổ giúp việc do Lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư làm tổ trưởng, các thành viên là lãnh đạo các sở, ngành liên quan, UBND TP. Biên Hòa và Tổng công ty CP Phát triển KCN (Sonadezi).

 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.