Gỡ khó cho nhà tái định cư

(PLO) - Phát triển và hoàn thiện hệ thống quỹ nhà tái định cư (TĐC), đáp ứng nhu cầu sống của người dân là xu hướng quản lý tất yếu của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Hà Nội, hệ thống nhà TĐC đang thực sự bộc lộ nhiều bất cập. Bên cạnh sự lãng phí hoang hóa là nỗi khổ hạ tầng xuống cấp và hàng quán lấn chiếm không gian chung. Thực trạng này đòi hỏi các ngành chức năng cần sớm có giải pháp để giải quyết. 
Nhiều khu TĐC mới hoàn thiện  nhưng do tâm lý e ngại nên người dân vẫn chưa đến ở nhiều - Ảnh chụp tại khu TĐC Hoàng Cầu
Nhiều khu TĐC mới hoàn thiện nhưng do tâm lý e ngại nên người dân vẫn chưa đến ở nhiều - Ảnh chụp tại khu TĐC Hoàng Cầu

Nỗi khổ phía sau nơi an cư

Cuối năm 2017, dư luận hết sức bất ngờ trước sự việc một chủ đầu tư tại Hà Nội có văn bản gửi UBND thành phố đề nghị được phá dỡ cụm công trình gồm 3 tòa nhà với 150 căn hộ TĐC để xây dựng nhà thương mại. Lý do được đơn vị này đưa ra là bởi công trình được xây dựng từ hơn 10 năm trước, nay đã xuống cấp, không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại của người dân.

Đây có thể coi là một thí dụ điển hình về những bất cập trong việc xây dựng và quản lý nhà TĐC. Nói cách khác, trong khi không ít người dân bị giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng, phát triển đô thị đang rất cần nhà ở, rồi hàng loạt dự án phải “án binh bất động” vì chưa kịp triển khai chỗ TĐC thì lại có những tòa nhà xây xong để không, mặc cho cỏ dại xâm lấn. 

Một ví dụ điển hình là chung cư 4A phố Tạ Quang Bửu cao 20 tầng với gần 160 căn hộ, nằm sát đường Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Dù được đánh giá là “khu đất vàng” nhưng suốt nhiều năm nay, điểm TĐC này vẫn chưa bàn giao cho dân. Bên cạnh việc bị “chê” vì lãng phí, hiện ở các khu TĐC còn tồn tại một thực trạng khác, đó là không gian chung đang bị “xà xẻo”, chiếm dụng. 

Minh chứng dễ thấy nhất là tình trạng vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, không gian chung bị lấn chiếm.… gây mất mỹ quan đô thị. Cụ thể, tại khu Trung Hòa – Nhân Chính thuộc địa bàn phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) và phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) phần lớn diện tích chung, hành lang ở các tòa nhà N5C, N5D, N6A đều được người dân tận dụng để kinh doanh cơm, phở, bún, ốc, nước mía, trà đá… Vào giờ cao điểm, khách đông ngồi tràn đặc kín sảnh hành lang và gầm cầu thang bộ.

 Khu TĐC Vĩnh Phúc (gồm hơn 20 khối nhà chung cư) nằm trên địa bàn phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội với tổng diện tích trên 7,2ha) đã từng được nhiều ý kiến đánh giá là một hình mẫu bởi được quy hoạch khá ngăn nắp, bố trí hài hòa, có diện tích, không gian cây xanh, đường phố rộng rãi, thoáng mát cho cư dân.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, ngoài việc biến không gian chung thành hàng quán, tại một số khu vực khu TĐC Vĩnh Phúc (như sân chơi giáp ranh nhà D và nhà C)  trở thành điểm họp chợ, đỗ xe. Tình trạng trên còn xảy ra ở đoạn đường giáp ranh khu nhà G vì ô tô đỗ tràn lan dưới lòng đường. Đáng nói, ngoài việc gây cản trở giao thông cứ mỗi chiều khi vãn chợ, rác thải lại xả ra tràn lan gây ảnh hưởng môi trường.

Ngoài chuyện khổ sở vì bị lấn chiếm, tại khu TĐC Đồng Tàu, công trình xuống cấp cũng khiến nhiều người dân hết sức bất an. Được đưa vào sử dụng năm 2007, khu TĐC Đồng Tàu gồm các dãy nhà được đánh số thứ tự từ N1 đến N10, nằm dưới sự quản lý của Xí nghiệp Quản lý Dịch vụ và Khai thác khu Đô thị (trực thuộc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội).

Sau hơn10 năm đưa vào sử dụng, khu TĐC Đồng Tàu đã có nhiều hạng mục hư hỏng nặng. Tình trạng sụt, lún diễn ra rất nhanh khiến nhiều hộ dân lo lắng khi nguy cơ đổ sập có thể xảy ra. Theo quan sát, tại nhà N5, N7 hiện tượng bong tróc, nẻ, lún trở nên nghiêm trọng với những khoảng rỗng lớn. Toàn bộ khu nhà N2, N5, N6 đã rêu mốc, tường ẩm ướt, gạch nền tầng 1 thì sụt lún, móng tầng 1 nứt toác “biến dạng” hở cả đường ống thoát nước ngầm. 

Giải pháp gì?

Hà Nội từ lâu được biết đến như một địa phương đi đầu cả nước về vấn đề phát triển nhà ở. Theo đó, mục tiêu của UBND thành phố đề ra là đến năm 2015 diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố phải đạt 23,1 m2/người. Đến năm 2020 con số này tăng lên 26,3 m2 và 2030 là 31,5 m2. Đó là mục tiêu chung nhằm nâng cao chất lượng “an cư” trước nhu cầu ngày càng lớn về nhà ở của người dân. 

Tuy nhiên, có một thực tế nảy sinh, ngoài chất lượng xây dựng kém, nhiều dự án nhà TĐC còn thiếu tiện ích cần thiết như: không có trường học, không có chợ, bệnh viện, thậm chí không có đường vào... đã khiến nhiều người dân không mấy mặn mà với loại hình nhà ở này. Cụ thể, theo thống kê của các ban ngành, trong số 173 tòa nhà chung cư TĐC tại Hà Nội đã bàn giao và đưa vào sử dụng, có đến 103 tòa nhà không có nhà sinh hoạt cộng đồng, 54 tòa nhà không có diện tích kinh doanh, dịch vụ. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cơ chế “hàng đổi hàng” như hiện tại, nghĩa là thu nhà và trả lại căn nhà khác nhưng thậm chí chất lượng kém hơn cũng là nguyên nhân nảy sinh bất cập, khiến người dân thờ ơ.

Bàn về giải pháp giúp nhà TĐC trở nên hấp dẫn hơn với người dân, mới đây UBND TP Hà Nội đề xuất cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở TĐC phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Theo cơ chế này, thành phố sẽ tạo quỹ đất, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để xây dựng nhà ở TĐC theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt. Nhà đầu tư sau khi được giao đất để thực hiện dự án, được quản lý, vận hành, bảo trì công trình và được hưởng 10% lợi nhuận định mức hoặc được phép bán 20% quỹ nhà ra thị trường. Thành phố ký hợp đồng đặt hàng với nhà đầu tư. Nhà đầu tư ký hợp đồng bán nhà, thu tiền người mua nhà. Sau 9 đến 12 tháng kể từ khi đủ điều kiện bố trí TĐC, nếu thành phố chưa giới thiệu người được mua nhà thì nhà đầu tư được bán nhà ra thị trường để thu hồi vốn và nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Về giải pháp để khắc phục những bất cập từ nhà TĐC, trao đổi với báo chí, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, cần linh hoạt và đẩy mạnh chính sách TĐC như đền bù giá cả thỏa đáng để người dân tự tìm chỗ ở.

Rõ ràng, chính sách hỗ trợ nhà TĐC là một chủ trương đúng của Nhà nước. Những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan đến nhà TĐC đã có, đặc biệt là đề xuất ký hợp đồng đặt hàng với nhà đầu tư của thành phố. Thiết nghĩ, nếu có sự linh hoạt và điều chỉnh đúng hướng, về lâu dài nhà TĐC sẽ trở nên hấp dẫn trong mắt người dân, những nghịch lý liên quan cũng sẽ sớm được tháo gỡ.

Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.