Đất đô thị tăng gần 1 triệu ha, đất nông nghiệp giảm 251 nghìn ha trong 10 năm tới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà, quy hoạch sử dụng đất đô thị đến năm 2030 là 2,95 triệu ha, tăng 925,78 nghìn ha, trong khi đó đất nông nghiệp giảm 251,22 nghìn ha so với năm 2020.
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà.
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà.

Đến năm 2030 có 45 khu kinh tế

Chiều 13/10, đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025)

Trong chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, Bộ trưởng Hà cho biết, tổng diện tích đất nông nghiệp trên toàn quốc tính đến 31/12/2020 là 27,98 triệu ha. Trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, diện tích đất nông nghiệp được quy hoạch xác định là 27,73 triệu ha, giảm 251,22 nghìn ha so với năm 2020.

Đối với đất phi nông nghiệp, đến 31/12/2020 là 3,93 triệu ha. Để đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, công nghiệp hóa, đô thị hóa, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển văn hóa xã hội…quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2030 là 4,90 triệu ha, tăng 965,37 nghìn ha so với năm 2020.

Đất khu công nghiệp, chỉ tiêu sử dụng được Quốc hội quyết định đến năm 2020 là 191,42 nghìn ha, thực hiện được 90,83 nghìn ha, đạt 47,45%. Với mục tiêu đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2030 là 210,93 nghìn ha, tăng 120,10 nghìn ha so với năm 2020, tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm, các trục kinh tế ven biển, gắn kết với hạ tầng giao thông.

Với đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, hiện trạng đến ngày 31/12/2020 là 1,34 triệu ha. Để tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tạo bước đột phá nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, quy hoạch sử dụng đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia đến năm 2030 là 1,75 triệu ha, tăng 412,20 nghìn ha so với năm 2020.

Đất khu kinh tế, hiện trạng đất đến 31/12/2020 là 1,63 triệu ha với 44 khu kinh tế. Quy hoạch đến năm 2030 có 45 khu kinh tế với diện tích là 1,65 triệu ha tăng 15,40 nghìn ha. Còn đất khu công nghệ cao, đến 31/12/2020 có 3,63 nghìn ha với 3 khu công nghệ cao. Quy hoạch đến năm 2030 có 6 khu công nghệ cao với diện tích là 4,14 nghìn ha, tăng 0,51 nghìn ha.

Về hiện trạng đất đô thị, theo Bộ trưởng TN&MT, đến 31/12/2020 là 2,03 triệu ha. Để từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam, quy hoạch sử dụng đất đô thị đến năm 2030 là 2,95 triệu ha, tăng 925,78 nghìn ha, đáp ứng yêu cầu tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%.

Bên cạnh đó, hiện trạng đất chưa sử dụng đến 31/12/2020 là 1,22 triệu ha. Trong thời kỳ quy hoạch sẽ khai thác khoảng 714,15 nghìn ha đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp. Đến năm 2030, quỹ đất chưa sử dụng của cả nước còn lại 505,60 nghìn ha.

Về kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025), Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, sẽ được tính toán, phân kỳ trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; kế hoạch đầu tư công trung hạn; các kịch bản tăng trưởng kinh tế có tính đến độ trễ do tác động của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

48,4 nghìn ha đất lúa chuyển sang khu công nghiệp

Tại phiên họp, đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, theo dự thảo quy hoạch, diện tích đất lúa đến năm 2030 giảm 348,77 nghìn ha và nhiều diện tích sẽ được chuyển sang đất phi nông nghiệp. Cơ quan thẩm đề nghị rà soát, hạn chế việc chuyển đổi đất lúa (nhất là đất chuyên trồng lúa) tại các vùng có tiềm năng trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp.

Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, đất khu công nghiệp thời gian tới sẽ được chuyển đổi từ đất lúa tương đối lớn (48,4 nghìn ha), khi đã chuyển đổi sang đất khu công nghiệp thì không thể khôi phục diện tích đất lúa đó. Do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, hạn chế việc sử dụng đất lúa để làm các khu công nghiệp.

Về đất quốc phòng, an ninh, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, xu hướng biến động loại hình đất này trong thời kỳ 2021 - 2030 không lớn; diện tích tăng thêm chủ yếu để mở rộng, bố trí quy hoạch mới các công trình, dự án cho mục đích quốc phòng, an ninh… Ủy ban Kinh tế đề nghị cần bám sát Nghị quyết số 132/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế.

Về một số loại đất khác, theo ông Vũ Hồng Thanh, thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, một số địa phương tiến hành lấn biển để xây dựng hạ tầng giao thông, nhà ở.

Để bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, cơ quan thẩm tra đề nghị cân nhắc quan điểm phát triển quỹ đất theo hướng lấn biển trong bối cảnh diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thiên tai, cần đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội...

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.