Cư dân 8B Lê Trực đề nghị được bảo đảm quyền lợi và an toàn

(PLO) - Hầu hết các cư dân đã mua nhà tại dự án 8B Lê Trực đều mong muốn và đề nghị được bảo đảm quyền lợi và sự an toàn cho kết cấu của tòa nhà. Chính vì vậy, việc xử lý phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực như thế nào cho thấu tình, đạt lý đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra.
 
 
Việc xử lý phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực như thế nào cho thấu tình, đạt lý đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra.
Việc xử lý phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực như thế nào cho thấu tình, đạt lý đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Khách mua nhà kêu cứu”

Chiều ngày 1/4 , đại diện khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực đã có cuộc họp đề nghị chính quyền và chủ đầu tư đảm bảo quyền lợi và an toàn cho khách hàng đã mua nhà tại dự án này.

Cuộc họp này xuất phát từ tình hình thực tế là công tác phá dỡ sai phạm tại toà nhà này đang có nhiều bất cập, có nguy cơ làm ảnh hưởng tới an toàn của toà nhà cũng như người dân xung quanh dự án.

Ông Lê Văn Chương, đại diện cho các hộ dân đã mua căn hộ ở tòa nhà nêu quan điểm: Trước tiên chúng ta phải khẳng định rằng, sai phạm tại dự án 8B Lê Trực là hết sức rõ ràng và không có gì phải tranh cãi. Và thực tế, với những sai phạm này, Hà Nội đã có những hình thức xử phạt đối với chủ đầu tư theo các quy định của pháp luật, đồng thời cũng có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ có trách nhiệm liên quan.

Tuy nhiên, để xử lý phần sai phạm này sao cho vừa đảm bảo kỷ cương phép nước, vừa có sức răn đe, cảnh báo ngăn chặn nhưng lại vừa đảm bảo quyền lợi của người dân mua nhà tại dự án hiện lại là điều không hề đơn giản. Nên phá hay không nên phá phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực? Nếu phá thì chất lượng, tuổi thọ công trình... có đảm bảo hay không? Còn nếu không phá mà dùng phần sai phạm này vào mục đích có lợi cho cộng đồng thì sao?...

Đồng quan điểm đó, rất nhiều các cư dân đã nêu ra những ý kiến từ tâm can mình, cũng là ý kiến của những người có quyền lợi và nghĩa vụ khi đã bỏ tiền ra để mua các căn hộ tại tòa nhà này. Theo đó, những ý kiến này cho rằng, việc để xảy ra những sai phạm tại dự án 8B Lê Trực trách nhiệm trước hết là thuộc về chủ đầu tư, và thứ nữa là đến các cơ quan, tổ chức, các cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của thành phố. Và trách nhiệm này đã được UBND thành phố Hà Nội xem xét và có hình thức xử lý thích đáng.

Nhưng về phần công trình, các ý kiến của khách hàng mua nhà tại dự án đều cho rằng, hướng xử lý phần sai phạm công trình là chưa thoả đáng, chưa xem xét đến quyền lợi của những người mua nhà tại dự án 8B Lê Trực.

Bà Nguyễn Thị Hồng Xuân - người mua căn hộ 1002, đồng thời cũng là người đại diện cho các khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực – cho rằng: Hiện nay các cơ quan chức năng tiến hành xử lý phần sai phạm tại toà nhà 8B Lê Trực nhưng lại chưa xem xét đến quyền lợi của người mua nhà. Việc phá dỡ phần công trình sai phạm cũng chưa có phương án rõ ràng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong khi đó, chính những người mua nhà mới là người sẽ sống trong toà nhà 8B Lê Trực và sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

Xin hiến phần sai phép, phạt chủ đầu tư, dừng phá dỡ

Dẫn lời PGS.TS Trần Chủng, bà Xuân nhấn mạnh việc phá dỡ nhà 8B Lê Trực chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết cấu chung của toà nhà, làm giảm tuổi thọ cũng như chất lượng công trình. Vậy nên, nếu phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực buộc phải phá dỡ thì các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của thành phố cần phải trả lời cho người dân chất lượng, tuổi thọ công trình sẽ bị ảnh hưởng đến đâu và nó có an toàn cho người sử dụng hay không.

Cư dân 8B Lê Trực đề nghị được bảo đảm quyền lợi và an toàn

Cư dân 8B Lê Trực đề nghị được bảo đảm quyền lợi và an toàn

“Việc xử lý phần sai phạm 8B Lê Trực cần phải xem xét đến quyền lợi của những người dân đã mua căn hộ tại dự án này bởi chính họ là người sẽ ăn đời ở kiếp, sống dưới ngôi nhà đó. Nếu phá dỡ mà không có phương án, sau này nhà cửa gặp sự cố rồi chúng tôi sẽ ra sao? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Những điều này các cơ quan chức năng cần phải làm rõ với người dân” – bà Xuân cho hay.

Đại diện căn hộ 1608 cho rằng, việc xử lý phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Sai phạm thì đã rõ nhưng việc xử lý sai phạm đó như thế nào, có nhất thiết phải phá bỏ đi hay không? Việc phá dỡ phần sai phạm này cũng cần phải tính tới quyền lợi của người mua nhà tại dự án bởi họ chính là người sẽ chịu tác động trực tiếp từ quyết định xử lý này.

Ông Nguyễn Sỹ Duyên - chủ một căn hộ tại dự án thì nhấn mạnh rằng, trong vụ việc 8B Lê Trực, chủ đầu tư và các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ quản lý trật tư xây dựng của thành phố Hà Nội mới là người có lỗi, có trách nhiệm chứ người dân hoàn toàn không có lỗi, hoàn toàn không có trách nhiệm. Việc mua bán các căn hộ cũng được thực hiện hoàn toàn theo đúng các quy định pháp luật. Nhưng hiện nay, mọi quyết định xử lý sai phạm tại dự án 8B Lê Trực đều không tính đến lợi ích của người dân, thậm chí, dù không có lỗi nhưng họ lại đang phải hứng chịu hậu quả cho những sai phạm của chủ đầu tư và sự thiếu trách nhiệm của các cán bộ nhà nước liên quan.

“Người mua nhà đã đóng tới 90% giá trị căn hộ và chính là người sở hữu thực sự căn hộ theo đúng quy định của pháp luật thì không có lý gì quá trình xử lý phần sai phạm lại không tính đến quyền lợi của họ được” – ông Duyên nêu quan điểm.

Đặt vấn đề như vậy, các khách hàng mua căn hộ tại dự án 8B Lê Trực đã bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng xem xét hướng xử lý phần sai phạm này sao cho nhân văn, thấu tình đạt lý. Và quan điểm chung được đại diện các căn hộ thống nhất là không tiến hành phá dỡ phần sai phạm mà dùng để phục vụ cho các mục đích khác, có lợi cho cộng đồng, xã hội.

“Sai phạm tại dự án 8B Lê Trực là rõ ràng nhưng việc xử lý sai phạm đó có nhiều cách, không nhất thiết phải phá dỡ để biến nó từ một sản phẩm lỗi thành một sản phẩm tồi được” – bà Xuân thay mặt các khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực nêu kiến nghị.

Được biết trước đó, chủ đầu tư 8B Lê Trực đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đề xuất 3 phương án không phá dỡ phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực. Dưới góc độ báo chí, chúng tôi thấy rằng, những đề xuất này là rất đáng xem xét bởi nếu không phải phá dỡ thì những lo ngại ảnh hưởng đến người dân xung quanh công trình cũng như kết cấu công trình sẽ được xóa bỏ. Thứ nữa, nhà nước, xã hội sẽ có thêm phần diện tích nhà ở để phục vụ mục đích công cộng, an ninh hay quốc phòng.

Việc phá dỡ phần sai phạm tại dự án 8B Lê trực vì thế rất cần được xem xét và nếu có lợi cho cộng đồng, cho người dân, cho lợi ích công cộng… thì cũng là điều rất đáng làm!

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

(PLVN) - Hơn 200 “chiến binh Samurai” đến từ các đại lý Đất Xanh Duyên Hải, Won Homes, Đất Xanh Thủ Đô và TP Land 88 đã cháy hết mình tại Lễ kick off dự án Fujisan Đông Triều. Buổi lễ cũng khẳng định sức hút mạnh mẽ của Khu đô thị chuẩn Nhật đầu tiên và duy nhất tại thành phố trẻ Đông Triều, tâm chấn khuấy đảo thị trường bất động sản (BĐS) Quảng Ninh trong thời gian tới.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Thành phố Phổ Yên (Ảnh: Báo Giáo dục Thủ đô)

Thị trường BĐS Hà Nội tăng nóng, đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển dòng vốn

(PLVN) -  Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.
Lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư, đơn vị phân phối và Ngân hàng Việt Á về dự án Conic Boulevard.

Dự án chung cư hoàn thiện hiếm hoi tại TP HCM ra mắt nhà đầu tư

(PLVN) - Ngày 30/10/2024 tại TP HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong Conic (đơn vị phát triển dự án) cùng Công ty Cổ phần Bất động sản Eximrs (đơn vị tiếp thị phân phối) và Ngân hàng Việt Á tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án căn hộ Conic Boulevard.
Dự án CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm.

CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm

(PLVN) - Ngày 29/10, Tập đoàn Tư vấn Đầu tư xây dựng CIC Kiên Giang tổ chức Lễ ra mắt Dự án CIC Boulevard (hay còn có tên gọi khác là Tuyến dân cư Đường số 2) có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

(PLVN) -  Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 \ nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển cho tỉnh Bình Dương là tập trung phát triển Bình Dương xanh, phát triển xanh hóa nền kinh tế với sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, giao thông xanh, hạ tầng xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh… nhờ sự dẫn dắt của khoa học và công nghệ tạo dựng một nền kinh tế hài hòa giữa con người với tự nhiên và xã hội. Trong đó, Becamex IDC đang nổi lên như một hình mẫu tiên phong trong đổi mới sáng tạo chuỗi khu công nghiệp (KCN) xanh của hệ sinh thái hạ tầng xanh.