Cái khó của người làm quy hoạch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Câu chuyện hàng nghìn hộ dân khu Bắc Cầu ở ngã ba sông Hồng và sông Đuống (quận Long Biên, Hà Nội) sống trong tâm trạng thấp thỏm nhiều năm nay khi thuộc diện phải di dời theo quy hoạch phòng, chống lũ; là không mới. Tuy nhiên, mới đây sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có thông tin trả lời về sự việc, một lần nữa dư luận lại băn khoăn không biết các hộ dân này sẽ sống cảnh thấp thỏm này đến khi nào?
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bắc Cầu trước đây là làng cổ thuộc phủ Từ Sơn (Bắc Ninh), sau đó sáp nhập địa giới về huyện Gia Lâm, nay thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Ở đây có những gia đình đã sống qua 10 thế hệ. Bắc Cầu hiện là khu dân cư đông đúc, nhà cửa san sát trải dài suốt trục đường chính hơn 3km nối liền đê Ngọc Thụy. Từ đường chính đi ra sông Hồng chỉ khoảng 200m.

Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, khu dân cư này thuộc khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở gây mất an toàn khi có lũ. Do đó, Quyết định 257/2016, Quyết định 429/2023 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình xác định Bắc Cầu là 1 trong 10 khu dân cư phải di dời.

Trước đó nhiều năm, ngay từ 2011, trong văn bản gửi UBND TP Hà Nội cho ý kiến về quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Bộ NN&PTNT cũng không nhất trí giữ lại khu dân cư Bắc Cầu.

Theo phụ lục 2 trong Quyết định 257 của Thủ tướng, số hộ thuộc diện di dời của khu dân cư Bắc Cầu năm 2016 là 757, tuy nhiên thực tế nơi đây hiện đã có hơn 2.300 hộ dân, theo thông tin chính thức từ chính quyền địa phương. Nói cách khác, số hộ dân tại đây vẫn “phình” lên, bất chấp việc thông tin quy hoạch đã được công khai từ nhiều năm trước. Cũng trong thực tế, nhiều chục năm nay tại khu dân cư này chưa từng bị ngập lụt, sạt lở.

Mới đây, thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, cử tri Bắc Cầu kiến nghị Bộ NN&PTNT cho phép khu vực này được tồn tại, bảo vệ như khu phố cổ, làng cổ; các hộ dân không phải di dời và được phép cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới công trình nhà ở. Bộ cho rằng kiến nghị này là chưa phù hợp nhưng cho biết “ghi nhận ý kiến của cử tri để̉ báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định”.

Hàng ngàn hộ dân tại đây như vậy sẽ tiếp tục thấp thỏm chưa biết đến khi nào. Tuy nhiên, cũng không thể trách Bộ NN&PTNT hay cơ quan thẩm quyền lập quy hoạch. “Thủy, hỏa, đạo, tặc” không thể coi thường; có thể nhiều năm mới xảy ra một lần, nhưng nếu xảy ra hậu quả có thể vô cùng lớn. Cơ quan chức năng cũng đã xem xét tính toán các yếu tố khoa học, lịch sử để lập ra được một bản quy hoạch phòng, chống lũ. Hơn nữa, hệ thống sông lớn như sông Hồng, liên quan đến yếu tố quốc tế, cần sự hợp tác giữa các quốc gia, chứ thậm chí chúng ta cũng không thể một mình “trị thủy”. Cần nhận diện chính xác sự việc như vậy, để không vội trách những người lập quy hoạch. Mà quan trọng nhất là mong mỏi cơ quan thẩm quyền tiếp tục có những nghiên cứu khoa học chính xác, hợp lý; để sớm đưa ra quyết sách có những biện pháp cụ thể bảo vệ khu dân cư trong các tình huống thiên tai, hay buộc phải chấp nhận di dời theo quy hoạch.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.