Bong bóng BĐS chỉ là nỗi ám ảnh trong quá khứ

(PLO) - Hiện tại, tín dụng hồi phục, dòng vốn dồi dào, thanh khoản tăng đột biến, nợ xấu và hàng tồn kho cùng giảm,... đang là những yếu tố tích cực khiến các chuyên gia tin rằng có thể tạm thời yên tâm bong bóng bất động sản (BĐS) chỉ là nỗi ám ảnh trước đây.

Theo các chuyên gia, cảnh giác với bong bóng BĐS vẫn rất cần thiết. Ảnh: Lucas Nguyễn
Theo các chuyên gia, cảnh giác với bong bóng BĐS vẫn rất cần thiết. Ảnh: Lucas Nguyễn
Nhiều tín hiệu phục hồi đã lần lượt xuất hiện trên thị trường địa ốc trong giai đoạn 2014-2015 sau chu kỳ khủng hoảng kéo dài 7-8 năm liền. Điều này khiến các chuyên gia tin rằng bong bóng BĐS chưa đáng ngại.
Thứ nhất là nợ xấu giảm. Trong hội thảo Cơ hội mua nhà cho người trẻ diễn ra vào cuối tháng 11/2015, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho hay, tới tháng 10/2015, nợ xấu chỉ còn 2,4% trong tổng dư nợ. Chỉ số này đã đáp ứng được mục tiêu xử lý nợ xấu BĐS bởi mục tiêu là dưới 3%. Nợ xấu giảm nằm trong tầm kiểm soát là tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của BĐS.
Thứ hai là nhiều dòng vốn đang đổ vào thị trường địa ốc. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, bên cạnh kiều hối, FDI, tín dụng cũng tăng trưởng tốt. 10 tháng năm 2015, tín dụng tăng 12,7% so với năm 2014, kiều hối năm nay ước đạt 5,5 tỷ USD nhưng tới tháng 10 đã đạt 4,7 tỷ USD. Có khoảng 71% trên tổng dòng tiền này đưa vào hoạt động sản xuất, 6,2% gỡ khó khăn cho các gia đình, còn lại đang chảy vào địa ốc. Điều này cho thấy người dân có niềm tin thị trường BĐS đang hồi phục ổn định.
Thứ ba là cơ chế giám sát tài chính chặt chẽ. Ông Minh nhận định, chính sách tín dụng năm nay có sự giám sát, ràng buộc và có điều kiện để quản lý dòng vốn vay địa ốc. Hoạt động đầu tư tín dụng BĐS của nhà băng rất chặt chẽ. Từ năm 2013-2015, tín dụng BĐS tăng bình quân 11,7%, chiếm 11% trong tổng số dư nợ. Các ngân hàng thẩm định cho vay rất thận trọng. Quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng, bài học xử lý nợ xấu, khủng hoảng địa ốc năm 2008 đã tạo sự thận trọng chung trong toàn bộ hệ thống.
Thứ tư là đầu tư lớn cho hạ tầng. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc nghiên cứu phân tích Dragon Capital cho hay, trong hai năm 2014-2015, đầu tư xây dựng hạ tầng của nước ta gần bằng 8 năm trước cộng lại, cao hơn cả một số quốc gia phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Sự bùng nổ đầu tư hạ tầng chắc chắn sẽ tạo ra động lực lớn cho thị trường địa ốc phát triển.
Thứ năm là đô thị hóa nhanh. Theo ông Lê Anh Tuấn, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và trong vòng 3 năm tới đây có thể sẽ vươn lên vị trí cao hơn. Số lượng cư dân dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị sống theo quá trình đô thị hóa này sẽ làm gia tăng nhu cầu nhà ở tại các đô thị lớn.
Thứ sáu là tầng lớp trung lưu gia tăng mạnh. Dữ liệu của Dragon Capital cho thấy, Việt Nam hiện có 12 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu, tới năm 2020, ước tính sẽ có hơn 30 triệu người dân thuộc tầng lớp này. Đây chính là nguồn cầu lớn cho thị trường địa ốc trong tương lai.
Thứ bảy là tồn kho BĐS trên đà giảm mạnh. Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), tính tới ngày 20/11/2015, tổng giá trị tồn kho địa ốc còn khoảng 53.245 tỷ đồng. Giá trị tồn kho đã giảm 75.303 tỷ đồng so với quý I/2013, tương đương với 58%. Nếu lấy cột mốc từ đầu năm 2013 tới nay (hai năm), lượng tồn kho địa ốc đã giảm hơn một nửa. Đây chính là tín hiệu tích cực cho thấy sức hấp thụ của thị trường đã phục hồi.
Thứ tám là thanh khoản toàn thị trường lên cao. Theo thống kê của Hiệp hội BĐS Việt Nam, tính tới quý III/2015, Hà Nội có tổng cộng 5.300 giao dịch thành công, tăng 70% so với số lượng giao dịch thành công cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Tp.HCM có khoảng 5.100 giao dịch thành công, tăng gần gấp 2 lần số giao dịch thành công của cùng kỳ năm 2014. Thanh khoản tăng đột biến so với năm trước chính là cơ sở để tin tưởng vào chu kỳ phục hồi.
Thứ chín là cú hích lớn từ hội nhập sâu cũng như đòn bẩy chính sách. Jonathan Tizzard, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Định giá Cushman & Wakefield lạc quan với viễn cảnh hứa hẹn mà Hiệp định TPP sẽ mang lại cho thị trường địa ốc Việt Nam. Đầu tiên, BĐS công nghiệp, thương mại, hậu cần, văn phòng sẽ hưởng lợi từ các nguồn cầu mới xuất phát từ mục tiêu giao thương. Tiếp theo là những chuyên gia nước ngoài tới Việt Nam làm việc làm phát sinh nhu cầu nhà ở. Luật cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS Việt Nam sẽ giúp cho phân phúc nhà ở (thuê hoặc mua căn hộ) hoạt động sôi động hơn nữa.
Song, không ít chuyên gia vẫn cảnh báo về các nguy cơ tiềm ẩn trên thị trường BĐS. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho hay, ông vẫn canh cánh nỗi lo bong bóng BĐS có thể quay trở lại bất cứ khi nào.
Vấn đề khiến chuyên gia này băn khoăn chính là xu hướng địa ốc năm 2015-2016 sẽ nổ ra một cuộc cạnh tranh xả hàng khốc liệt. Ông Đực nhận định, sang năm 2016, 50.000-60.000 căn hộ trên 2 tỷ đồng/căn xuất hiện ở "mặt trận" phía Đông Sài Gòn và nhiều khu vực khác khiến cuộc cạnh tranh sẽ cực kỳ gay gắt. Làm sao trong hai năm tới có thể tiêu thụ nguồn cung khổng lồ này và liệu thị trường đầu tư cho thuê có bị bão hòa hay không vẫn còn là câu hỏi lớn.
Tương tự ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn Kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC) đánh giá, có thể nỗi ám ảnh về cuộc khủng hoảng địa ốc trước đây quá lớn khiến nhiều người vẫn tiếp tục hoài nghi khi thị trường phục hồi.
Theo phân tích của chuyên gia này, dù gam màu tươi sáng đã xuất hiện ngày càng nhiều trên bức tranh BĐS nhưng vẫn cần quan tâm tới những mảng tối. Đó là nỗi lo nợ công ngày một nhiều, lãi suất có thể bật lên, lệch pha nguồn cung bình dân và cao cấp lớn dần cũng như tín dụng BĐS tăng quá nhanh. Những nốt trầm đó nhắc nhở rằng việc thận trọng và cảnh giác với bong bóng BĐS sẽ không bao giờ thừa.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.