Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam: Chính sách tiền tệ có phải là công cụ tối ưu nhất để cứu các doanh nghiệp bất động sản?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) công bố báo cáo nghiên cứu: Đổi mới cơ chế phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, một vài hàm ý đối với thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa - Reatimes
Ảnh minh họa - Reatimes

Báo cáo được thực hiện bởi Phòng Nghiên cứu chính sách - Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES), Tạp chí Reatimes cùng các chuyên gia cố vấn.

Nghiên cứu của VIRES đặt ra vấn đề: Chính sách tiền tệ, dù liên tục được thúc đẩy cải cách linh hoạt và điều chỉnh thời gian qua, liệu có phải là công cụ tối ưu nhất để cứu các doanh nghiệp bất động sản nói riêng thoát khỏi khủng hoảng và nền kinh tế nói chung thoát ra khỏi đà suy giảm? Việc doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, tín dụng tăng trưởng thấp, lỗi có nằm ở chính sách tiền tệ?

Theo nghiên cứu của VIRES, mục tiêu nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, doanh nghiệp thời gian qua dù đã tốt dần lên, tuy nhiên vẫn chưa được như mong muốn, kỳ vọng. Vấn đề nằm ở khâu “cho vay” của các tổ chức tín dụng hay nằm ở đầu ra của nền kinh tế?

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, then chốt của một nền kinh tế ổn định và phát triển lành mạnh là phải có sự kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ trên nền tảng môi trường đầu tư kinh doanh luôn được cải thiện theo hướng thuận lợi. Tuy nhiên, gần hết năm 2023, dường như Việt Nam vẫn đang thiên lệch về chính sách tiền tệ, chưa phát huy hết sức mạnh của chính sách tài khóa và sự kết hợp hài hòa giữa hai chính sách này còn có vấn đề, nhất là trong bối cảnh lẽ ra cần tập trung hơn vào chính sách tài khóa.

Việc Ngân hàng Nhà nước nhiều lần giảm lãi suất trong năm nay đã minh chứng cho sự nới lỏng của chính sách tiền tệ. Mức lãi suất hiện tại đã tương đối thấp, và việc giảm thêm sẽ không còn tác dụng lớn. Nhất là khi, bối cảnh thực tế hiện nay cho thấy, khu vực tư nhân đang suy giảm đầu tư và tiêu dùng. Nếu tiếp tục giảm lãi suất đi chăng nữa thì có thể người dân và doanh nghiệp cũng vẫn không vay tiền để tiêu dùng hoặc đầu tư. Như vậy, dòng tiền cũng không thể bơm thêm ra nền kinh tế để kích thích tăng trưởng. Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh, việc quan tâm thực hiện chính sách tài khóa có thể sẽ có giá trị hơn, đặc biệt là trong giai đoạn từ nay đến cuối năm. Doanh nghiệp phải hoạt động, người dân có việc làm thì mới có thể lưu thông tiền tệ, ngược lại, sẽ khiến tiền “tồn kho” trong ngân hàng, trường hợp xấu hơn còn làm tăng lạm phát.

Khi mở rộng được tài khóa thì tiền tệ mới hiệu quả, hay nói cách khác, mở rộng tiền tệ phải dựa trên tài khóa. Phải tính toán rất kỹ vấn đề nên chi tiêu cho lĩnh vực nào, khả năng hồi phục ra sao, từ đó dành khoản tín dụng bao nhiêu. Nếu không có sự linh hoạt sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp có việc làm không vay được, doanh nghiệp không có việc làm lại vay được. Vấn đề phục hồi nền kinh tế hiện nay không thể chỉ dựa vào chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa mà là sự kết hợp có hiệu quả, uyển chuyển giữa hai chính sách này.

Ngoài ra, giải pháp tăng cường mở rộng tài khóa (thông qua giảm thuế, phí; tăng chi tiêu công; kích cầu nội địa) kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ (thông qua giảm lãi suất điều hành) chỉ phát huy hiệu quả và góp phần tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế khi và chỉ khi chính sách tiền tệ phải điều tiết hợp lý, kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, kết hợp giám sát và minh bạch dòng chảy tín dụng, qua đó nâng cao chất lượng tín dụng và giữ vững an toàn hệ thống.

Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực rất nhiều nhưng cần thêm sự nỗ lực của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thực thi chính sách tài khóa thì nền kinh tế mới có thể phục hồi trở lại như kỳ vọng. “Vũng lầy sẽ thêm sâu” nếu tiếp tục dồn trọng tâm vào chính sách tiền tệ.

Trong lĩnh vực bất động sản, bên cạnh nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn vào các dự án; các bộ ngành liên quan, chính quyền địa phương cũng cần tiến hành các biện pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện điều kiện pháp lý, đưa sản phẩm ra thị trường, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực của người dân và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao từ đó nâng cao khả năng vay vốn và hoàn trả vốn vay của các doanh nghiệp này.

Hiện các doanh nghiệp bất động sản không nên quá trông chờ vào tín dụng ngân hàng, chờ được nới room hay tăng room bởi lượng tín dụng đổ vào bất động sản đang khá cao và vẫn trong xu hướng tăng. Với tình trạng hiện nay, kể cả có room riêng cho bất động sản, các doanh nghiệp chưa chắc đã tiếp cận được vì không đáp ứng các điều kiện cho vay từ phía ngân hàng. Mặt khác, nếu bất động sản vẫn tiếp tục trông mong vào tín dụng hỗ trợ, thì sẽ tạo ra rủi ro hệ thống rất lớn. Vì khi bất động sản bể nợ, thì sẽ lan sang ngân hàng.

Về dài hạn, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để phát triển thị trường trái phiếu lành mạnh, minh bạch, bền vững để các doanh nghiệp có không gian rộng hơn trong việc huy động vốn. Việc điều hành chính sách pháp luật cần tránh tình trạng khi thì quá nới lỏng để tạo ra một thị trường đầy kẽ hở để các doanh nghiệp đua nhau phát hành, đến khi có rủi ro thì lại đột ngột “phanh” gấp, khiến doanh nghiệp trở tay không kịp, như câu chuyện đã diễn ra năm 2022. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần sớm đi vào quy củ, hoạt động dựa trên sự dẫn dắt của pháp luật và có sự giám sát chặt chẽ.

VIRES khẳng định: Khơi thông nguồn vốn từ kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai là vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp bất động sản, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Muốn vậy, phải kết hợp đồng bộ các giải pháp từ tạo vốn mồi đến tháo gỡ pháp lý cho các dự án. Không khách hàng nào muốn mua dự án chưa có đầy đủ pháp lý và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngược lại, doanh nghiệp được gỡ pháp lý, nhưng sức cùng lực kiệt, không có vốn mồi thì cũng không thể triển khai dự án, không có dự án thì không thể tạo ra dòng tiền từ khách hàng. Trong khi đó, nếu có nguồn vốn ban đầu nhưng thanh khoản thị trường kém, không bán được hàng thì dự án chậm tiến độ, đội vốn, doanh nghiệp cũng có khả năng rơi vào vòng xoáy nợ nần.

Với doanh nghiệp bất động sản, để có thể tiến tới thời kỳ tăng trưởng và phát triển bền vững thì cần sống sót qua giai đoạn tái cấu trúc bằng mọi giá, kể cả xả hàng cắt lỗ để tái cấu trúc nợ doanh nghiệp, “làm sạch” hồ sơ tiếp cận nguồn vốn tín dụng và trái phiếu và nguồn vốn từ tiền đặt trước của khách hàng.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia tham gia khảo sát, các nhà phát triển dự án cũng cần cơ cấu lại sản phẩm đầu tư, không thể chỉ mãi chạy theo phân khúc cao cấp và một “sự phồn vinh không có thật” mà phải xác định theo đuổi phân khúc giá phù hợp với thu nhập của người dùng, đồng thời khai thác nhu cầu thực tế của số đông chứ không phải mục đích đầu cơ của một nhóm nhỏ, tạo ra sự xáo trộn trên thị trường.

"Câu chuyện tái thiết lập lại thế cân bằng trên thị trường bất động sản, khơi thông điểm nghẽn của các dòng chảy, rất cần sự chung tay của Chính phủ, các bộ ngành nhưng không thể thiếu sự chủ động của doanh nghiệp. Tìm cơ hội trong thách thức, linh hoạt để thích ứng là cách mà các doanh nghiệp muốn sống sót và thoát khỏi vũng bùn lầy cần chú trọng.

Dù thị trường bất động sản đang đối mặt với những khó khăn chưa từng có và tốc độ phục hồi khá chậm, nhưng với quyết tâm gỡ khó cho doanh nghiệp của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cũng như nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ có bước đi vững chắc, phát triển chuyên nghiệp, lành mạnh và bền vững hơn trong tương lai, theo đó mọi “dòng chảy” đều được khơi thông" - Công bố của VIRES nêu rõ./.

TP Cần thơ đặt mục tiêu triển khai 12.715 căn nhà ở xã hội

TP Cần thơ đặt mục tiêu triển khai 12.715 căn nhà ở xã hội

(PLVN) -  TP Cần Thơ đặt mục tiêu sẽ triển khai 12.715 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn từ năm 2021 - 2030, theo kế hoạch phát triển nhà ở TP Cần Thơ do UBND TP Cần Thơ phê duyệt. Đó là phát biểu của Giám đốc Sở Xây dựng TP Cần Thơ tại Kỳ họp HĐND TP Cần Thơ lần thứ 16 (kỳ họp thường kỳ giữa năm 2024).
Công tác đăng ký, cấp sổ đỏ tại Hà Nội đã có nhiều kết quả chuyển biến tích cực. (Ảnh: Văn Sơn)

Hà Nội: Cấp sổ đỏ lần đầu và kê khai đăng ký đất đai đạt 99,6%

(PLVN) - Tại Hội nghị giao ban quý II/2024 của Thành ủy Hà Nội tổ chức mới đây, Sở TN&MT đã báo cáo về kết quả thực hiện Chỉ thị 09-CT/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) trên địa bàn TP.
Gần 1.000ha 'đất sạch' ở Hòa Vang gọi vốn đầu tư

Gần 1.000ha 'đất sạch' ở Hòa Vang gọi vốn đầu tư

(PLVN) - Ngày 27/6, UBND huyện Hòa Vang phối hợp Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng tổ chức Hội nghị Thông tin một số dự án, quỹ đất sạch trên địa bàn, nhằm thu hút đầu tư, xây dựng Hòa Vang đạt đô thị loại IV, thành thị xã trong thời gian sớm nhất.
Bình Dương dự kiến xây hơn 160.000 nhà xã hội

Bình Dương dự kiến xây hơn 160.000 nhà xã hội

(PLVN) - Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. Đây là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội và cũng là mục tiêu thu hút nguồn nhân lực đầu tư của tỉnh.
Khách sạn Dream Dragon Resort tiêu chuẩn quốc tế.

Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng: Những kỷ lục có 1- 0 -2

(PLVN) - Quần thể du lịch, nghĩ dưỡng, thể thao và vui chơi giải trí hoàn toàn trên biển - Dragon Ocean Đồ Sơn (Hải Phòng) những năm gần đây vẫn không ngừng xây những ước mơ thành hiện thực. Năm 2024 hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm tăng trưởng vượt bậc của điểm đến “hot” nhất tại khu vực miền Bắc này khi liên tiếp cho ra mắt những sản phẩm du lịch mới. 
Công trình cầu ngang S1, thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình.

Một số dự án trọng điểm tại Thái Bình sẽ sớm được triển khai

(PLVN) -  UBND tỉnh Thái Bình đang tập trung triển khai một số Dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh tại hai huyện Vũ Thư và Tiền Hải cùng với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình, đoạn từ cầu ngang S1 đến đường Chu Văn An kéo dài có tổng chiều dài trên 8,3km…
Khu đất triển khai dự án đã để không cả chục năm. (Ảnh: Bùi Thanh)

Dự án để không nhiều năm ở Từ Sơn (Bắc Ninh): Chưa được chấp thuận để làm nhà ở xã hội

(PLVN) - Liên quan dự án trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) ở TP Từ Sơn (Bắc Ninh) mà Báo PLVN phản ánh trong bài: “Cty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội (NƠXH) cho dự án trung tâm thương mại: Sở TN&MT Bắc Ninh cho biết “không đủ cơ sở pháp lý”; vừa qua, Sở Xây dựng và Sở KH&ĐT cũng đã có văn bản cung cấp thông tin.