TP HCM: Điều chỉnh giá đất cần phải có lộ trình, tránh gây sốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND TP HCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Bộ Tài chính hướng dẫn, tránh ách tắc trong việc giải quyết hồ sơ liên quan nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Phó Chủ tịch HĐND TP HCM Phạm Thành Kiên phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến về điều chỉnh Bảng giá đất.
Phó Chủ tịch HĐND TP HCM Phạm Thành Kiên phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến về điều chỉnh Bảng giá đất.

Cần giảm áp lực cho dân, không gây thay đổi đột ngột

Tại Hội nghị lấy ý kiến đại biểu HĐND TP HCM về việc ban hành Quyết định điều chỉnh Bảng giá đất trên địa bàn mới đây, đại biểu Cao Thanh Bình - Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND Thành phố cho rằng, cử tri chưa đồng thuận bởi Bảng giá đất điều chỉnh được đưa ra quá đột ngột, mức giá tăng cao.

Đại biểu Cao Thanh Bình đề xuất, ở giai đoạn từ 1/8/2024 đến 31/12/2025, Thành phố tạm thời tính giá đất theo phương án theo Quyết định số 02/2020 kết hợp với hệ số K, cũng như bổ sung theo Quyết định 56/2023 và Quyết định 11/2024 cho đối tượng tái định cư và các tuyến đường chưa cập nhật bảng giá. Sau ngày 1/1/2026, Thành phố mới áp dụng rộng rãi bảng giá đất mới. Như vậy là phù hợp, không gây thay đổi đột ngột và giảm áp lực cho người dân.

Đại biểu Trần Văn Bảy - Chánh Thanh tra Thành phố nhận định, việc điều chỉnh Bảng giá đất năm 2020 có cơ sở pháp lý, cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương. Luật Đất đai năm 2024 không còn quy định về hệ số K, chỉ còn căn cứ duy nhất bảng giá đất. Giá đất theo bảng cũ đã thấp rồi, nếu không nhân với hệ số K nữa thì sẽ còn thấp hơn. Giờ đây, Bảng giá đất điều chỉnh đã cập nhật giá đất tại hơn 500 tuyến đường chưa có trong bảng giá cũ. Việc điều chỉnh là tất yếu nhưng cần có lộ trình để tránh gây sốc cho người dân.

Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị lấy ý kiến đại biểu HĐND TP HCM về việc ban hành Quyết định điều chỉnh Bảng giá đất.

Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị lấy ý kiến đại biểu HĐND TP HCM về việc ban hành Quyết định điều chỉnh Bảng giá đất.

Đại biểu Tăng Hữu Phong - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy đặt vấn đề, thời gian gần đây cử tri rất quan tâm đến việc điều chỉnh bảng giá đất và qua ý kiến của Sở TN&MT và các đại biểu trao đổi tại hội nghị cho thấy, còn nhiều nội dung đại biểu chưa nắm rõ, cần phải trao đổi lấy ý kiến thêm từ các đại biểu, cử tri các giới, tổ chức thêm hội nghị phản biện. Đặc biệt, cần tăng cường công tác tuyên truyền để cử tri hiểu rõ việc cần thiết phải điều chỉnh bảng giá đất theo quy định.

Trong khi đó, đại biểu Vương Đức Hoàng Quân đánh giá việc sửa đổi điều chỉnh bảng giá đất có cơ sở pháp lý rõ ràng là Luật Đất đai 2024. Việc điều chỉnh bảng giá đất nhìn chung cũng phù hợp với chủ trương định hướng nền kinh tế thị trường.

Sửa đổi phù hợp khi ban hành, điều chỉnh giá đất

Trao đổi thêm tại hội nghị, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng cho biết, đơn vị xây dựng dự thảo theo quy trình 7 bước. Theo trách nhiệm được giao, đến nay, Sở đã hoàn thành 3/7 bước. Các bước còn lại sẽ được thực hiện khi có kết quả thẩm định cũng như phê duyệt của các cơ quan thẩm quyền. Sở đã lấy ý kiến của 15 sở, ngành, UBND của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức, Ủy ban MTTQ Việt Nam và Hiệp hội Bất động sản TP HCM.

Ông Nguyễn Toàn Thắng cho rằng, một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 là hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, bỏ quy định khung giá đất. Đối với Bảng giá đất, sẽ được ban hành định kỳ hàng năm thay vì 5 năm/lần như trước đây.

Bảng giá đất điều chỉnh đang được Sở TN&MT soạn thảo sẽ tác động đối với việc xác định nghĩa vụ tài chính khi thực hiện 5 thủ tục hành chính liên quan đến sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Bên cạnh đó, việc này sẽ tác động đến xác định mức thu, nộp 5 loại thuế, phí và mức phạt. Bảng giá đất điều chỉnh còn tác động các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường ghi nhận tất cả ý kiến của đại biểu.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường ghi nhận tất cả ý kiến của đại biểu.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường ghi nhận tất cả ý kiến của đại biểu và sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan soạn thảo hoàn thiện bảng giá đất điều chỉnh trước khi trình HĐND TP HCM thông qua. Việc điều chỉnh là bước chuyển tiếp để tiến đến áp dụng bảng giá đất lần đầu từ ngày 1/1/2026.

Về hướng giải quyết hồ sơ hành chính về đất đai cho người dân nộp sau ngày 1/8, không riêng TP HCM mà các địa phương khác cũng gặp vướng mắc tương tự. Ngày 17/8 vừa qua, UBND Thành phố đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ TN&MT và Bộ Tài chính hướng dẫn, để tránh ách tắc trong việc giải quyết hồ sơ liên quan nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Kết luận, Phó Chủ tịch HĐND TP HCM Phạm Thành Kiên đề nghị UBND Thành phố ghi nhận, tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu và tổng hợp đầy đủ, kịp thời, gửi về Sở TN&MT tổng hợp và sửa đổi phù hợp để các văn bản khi ban hành đạt được mục đích, yêu cầu đã đề ra, phù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Phó Chủ tịch HĐND Thành phố cũng đề nghị UBND Thành phố, Sở TN&MT tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cử tri nêu sự cần thiết phải ban hành quy định ban hành Bảng giá đất mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 trên địa bàn nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội và các tầng lớp nhân dân trước khi triển khai thực hiện.

Ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, theo quy định, Sở TN&MT đã thực hiện đầy đủ 2 nội dung đánh giá tác động có liên quan, đồng thời, đã thực hiện việc trình các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thẩm định.

Cụ thể, đánh giá tác động việc điều chỉnh Bảng giá đất khi áp dụng cho 12 đối tượng theo quy định của Luật Đất đai 2024; Đánh giá tác động đối với 4 đối tượng (kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật, tác động về giới và tác động về thủ tục hành chính) theo quy định của pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Theo dự thảo Bảng giá đất vừa công bố, giá đất tại nhiều địa bàn TP HCM có xu hướng tăng trung bình từ 5-10 lần, một số địa phương thuộc khu vực ngoại thành và vùng ven dự kiến điều chỉnh tăng đột biến từ 15-50 lần so với hiện tại...

Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.