Tín hiệu cần lưu ý

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Hôm qua (13/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến về việc gỡ khó cho thị trường bất động sản (BĐS).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Số liệu chính thức của NHNN cho thấy, đến 30/9/2023, tổng dư nợ tín dụng với lĩnh vực BĐS của các tổ chức tín dụng (TCTD) là 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng/tự sử dụng 64%; và dư nợ với hoạt động kinh doanh BĐS chiếm 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

Con số 2,74 triệu tỷ đồng vay của ngân hàng và dùng nhà đất để thế chấp có lớn hay không? Dân số Việt Nam hiện là 100 triệu người, số tiền này chia cho đầu người sẽ là 27,4 triệu đồng/người.

Theo NHNN, trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh BĐS tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS đang dần phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, các TCTD cũng tích cực triển khai cho vay theo các chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhà ở.

Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ khác, thì con số tổng dư nợ tín dụng với BĐS như nêu trên, cũng cho thấy một e ngại, là dù tiền đã “bơm” vào nhiều, nhưng thị trường BĐS rồi có thực sự phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững? NHNN đánh giá thị trường BĐS vẫn có sự mất cân đối cung - cầu tại các phân khúc; dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự; trong khi nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn hạn chế. Nhu cầu thị trường tại một số phân khúc đang có sự sụt giảm mạnh; năng lực tài chính DN còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như vốn vay, trái phiếu, huy động người mua nhà; các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn (thị trường trái phiếu DN, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề, chưa phát triển tương xứng vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; mặt bằng giá nhà ở cao so với khả năng tài chính và mức thu nhập nhiều người dân…

Còn ở góc nhìn của Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA), tổ chức này cho rằng xưa này nhiều ngân hàng chưa thẩm định tính khả thi của dự án BĐS, nhà ở thương mại, mà chủ yếu cho vay tín dụng có tài sản bảo đảm; chưa quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền của dự án để chứng minh điều kiện khách vay có khả năng tài chính để trả nợ; dẫn tới hệ quả tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Lấy ví dụ 1 DN có khối BĐS giá trị 100 tỷ đồng, là tài sản bảo đảm cho khoản vay. Khi thị trường “tươi tốt”, khối BĐS trên được ngân hàng đánh giá tối đa bằng 60 - 70% và cho vay tối đa bằng 60 - 70% mức đánh giá đó, tương đương 42 - 49 tỷ đồng. Nhưng khi thị trường suy thoái, BĐS trên sẽ sụt giá ở mức “hên xui”. Do đó, nếu DN mất khả năng trả nợ thì ngân hàng chỉ có thể thu hồi được phần nhỏ của tài sản thế chấp.

Ngoài ra, cũng theo HoREA, cán bộ ngân hàng có thể thông đồng với DN để “thổi” giá trị tài sản bảo đảm lên cao. Đến khi khoản vay này thành nợ xấu, khả năng thu hồi vốn rất thấp. Do đó, Hiệp hội này đề nghị xem xét bổ sung quy định khách thỏa thuận với ngân hàng thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm định dự án, trong đó có tính khả thi, dòng tiền; làm cơ sở xét duyệt cấp tín dụng.

Ở phía NHNN, có lẽ cũng đã nhìn thấy nguy cơ trên, nên trong báo cáo, đã nhấn mạnh khuyến khích ngân hàng tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đồng thời, kiểm soát rủi ro tín dụng với lĩnh vực kinh doanh BĐS.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Những điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 áp dụng từ ngày 01/8/2024

(PLVN) - Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Kể từ ngày 01/8/2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực thi hành, nhiều điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ được áp dụng.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐH Luật TP HCM và Đoàn Luật sư Tỉnh Khánh Hoà trong khuôn khổ hội thảo.

Luật mới có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp bất động sản

(PLVN) -  TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM cho rằng, mặc dù trong nhiều năm qua, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn đang gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, nhưng với những sự thay đổi trong các văn bản pháp luật trụ cột của ngành gần đây, bức tranh bất động sản đang dần có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp…
UBND tỉnh Hải Dương tìm phương án tháo gỡ cho những nhà đầu tư

Rất nhiều dự án của Hải Dương đang chậm tiến độ

(PLVN) - Ngày 24/6, UBND tỉnh Hải Dương họp phiên thường kỳ tháng 6 (lần 8) để nghe và cho ý kiến một số nội dung báo cáo của các sở, ngành. Trong đó có báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương về các dự án chậm tiến độ do UBND các huyện, thị xã, thành phố chấp thuận đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng cao tốc kêu lỗ ở một số hạng mục. (Ảnh: PV)

Doanh nghiệp 'kêu than' vì định mức xây dựng thấp, Bộ Xây dựng nói gì?

(PLVN) - Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng giao thông và dân dụng trong những năm gần đây đều “kêu than” vì định mức xây dựng được quy định đang thấp hơn so với thực tế, khiến nhiều hạng mục doanh nghiệp phải bù lỗ. Bộ Xây dựng đang dự thảo sửa đổi nghị định về định mức ngành xây dựng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện các dự thảo Nghị định. (Ảnh: VGP)

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý hoạt động sàn bất động sản

(PLVN) -  Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 đáp ứng cho nhu cầu nhà ở XH trên địa bàn TP Hải Phòng.

Hải Phòng: Chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Nhằm triển khai kịp thời các Nghị quyết của Thành uỷ, HĐND TP, Quyết định của UBND TP về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; bám sát các chỉ đạo tại Chương trình công tác năm 2024 của Thành uỷ và UBND TP, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, nội dung theo quy định, Hải Phòng đang chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân tại các chung cư cũ… Hiện thực hoá mục tiêu này, Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 với quy mô 4.456 căn nhà ở xã hội đang đẩy nhanh tiến độ.
Một dự án NƠXH trên địa bàn TP.Hà Nội.

Hà Nội đề xuất thêm 9 khu nhà ở xã hội

Sở QH-KT Hà Nội đã đề xuất mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung, với tổng quy mô diện tích đất nghiên cứu quy hoạch gần 669 ha tại 8 quận, huyện: Hà Đông, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín.
Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

(PLVN) - Ngày 11/6, đại diện Phòng quản lý đô thị (QLĐT) TP Đà Lạt đã có buổi làm việc với chủ đầu tư công trình Toà nhà CLB golf ở Đồi Cù, các nhà thầu thi công về việc tháo dỡ các công trình sai phạm xôn xao dư luận thời gian qua. Chủ đầu tư nêu ý kiến được triển khai tháo dỡ ngay nhưng theo đại diện UBND TP Đà Lạt thì chưa thể triển khai ngay do cần hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Các chuyên gia chia sẻ thông tin tại chương trình. (Ảnh: TTXVN)

Thực thi 3 Luật mới liên quan đến bất động sản: Khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn

(PLVN) - Các Luật sửa đổi liên quan đến thị trường bất động sản như: Đất đai, Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Việc thực thi các Luật mới này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những “điểm nghẽn” về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn.