Quận Hà Đông xây dựng kế hoạch lập quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(PLVN) - Để đảm bảo tiến độ, chất lượng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND quận Hà Đông đã chủ động thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, đồng thời làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.

Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.

Theo Báo cáo của UBND quận Hà Đông, diện tích tự nhiên 4.833,66ha, 17 đơn vị hành chính phường. Dân số ngày 31/12/2020 là 421.400 người. Diện tích đất nông nghiệp 1.308,07ha, đất phi nông nghiệp 3.493,24ha. Mật độ dân số trung bình 8.600 người/k2. Trên địa bàn quận có 36 trụ sở cơ quan Trung ương, thành phố, lực lượng vũ trang, 17 khu đô thị, 87 dự án nhà ở và tổ hợp dịch vụ thương mại, chung cư cao tầng.

Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quận Hà Đông giai đoạn 2011 - 2022, UBND quận lên phương án triển khai, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với phát triển, tổ chức không gian phát triển kinh tế:

1. Phương án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

Chuyển đổi, cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng vào những ngành có lợi thế. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật công nghệ cao, có sức cạnh tranh và sản xuất hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu trong các làng nghề, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nâng sức cạnh tranh của các mặt hàng, sản phẩm chủ lực trên thị trường. Phát huy, bảo tồn và phát triển các làng nghề theo hướng kết hợp thương mại với du lịch, gắn với bảo vệ môi trường...

2. Phương án phát triển thương mại – dịch vụ

Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, xây dựng quận Hà Đông thành trung tâm thương mại của Thành phố. Tập trung quy hoạch và phát triển mạng lưới chợ; phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng hiện đại, văn minh, áp dụng thương mại điện tử, xây dựng tuyến phố văn minh đô thị theo quy định và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Mở rộng quy mô, phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm hỗ trợ đắc lực cho thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng...

3. Phương án phát triển nông nghiệp

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng lớn, đạt yêu cầu về hiệu quả và chất lượng. Phát triển các sản phẩm sạch, các loại quả đặc sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với phát triển các chuỗi cung ứng, các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm văn minh...

Đối với phát triển, tổ chức không gian phát triển văn hóa-xã hội:

1. Phương án phát triển văn hóa, thể thao

Quan tâm đầu tư và phát huy nguồn lực phát triển sự nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" bảo đảm thiết thực, hiệu quả, có chiều sâu; tăng cường tính tự quản của cộng đồng, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị...

Xây dựng, hoàn thiện và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa của Quận và cơ sở, bảo đảm đồng bộ về phương thức tổ chức, quản lý và nội dung hoạt động; kết hợp công tác quản lý nhà nước với phát huy vai trò của cộng đồng trong duy trì, khai thác các thiết chế văn hoá Quận, phường, như: Trung tâm văn hoá - thể thao, nhà văn hoá, nhà hợp dân tại các phường...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, lập lại kỷ cương trên một số lĩnh vực dịch vụ văn hóa, như: Quảng cáo, karaoke, kinh doanh các ấn phẩm,...

2.Phương án phát triển y tế

Tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Duy trì 100% phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp (y đức) cho đội ngũ cán bộ y tế, đảm bảo 100% trạm y tế phường có đủ đội ngũ cán bộ, y bác sỹ đạt chuẩn theo quy định; phối hợp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trung tâm y tế và các trạm y tế đảm bảo đồng bộ, đáp ứng yêu cầu khám bệnh, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân...

3.Phương án lao động - việc làm, bảo đảm an sinh xã hội

Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn Quận. Quan tâm đầu tư và đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Quận. Xây dựng và thực hiện tốt Đề án về phát triển Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Hà Đông giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo...

Đối với phát triển, tổ chức không gian phát triển đô thị - hạ tầng kỹ thuật:

1. Phương án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Định hướng phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ, hạ tầng thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại; tổ chức vận hành một số mô hình kinh doanh thương mại - dịch vụ kiểu mới, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, phát huy thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tạo đột phá trong phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở mở rộng quy mô, đa dạng hóa hình thức, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và đời sống nhân dân...

2.Phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng giao thông, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển: Phối hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện các dự án đường trục chính, đường trục xuyên tâm trên địa bàn Quận, tăng năng lực lưu thông: Mở rộng tuyến QL6 đoạn Hà Đông - Xuân Mai (đoạn Km16+00- Km19+920), tiến độ thực hiện 2022-2027: Đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn đi qua địa bàn quận Hà Đông, dài khoảng 4,4km; Nâng cấp, mở rộng QL21B đoạn qua địa phận quận Hà Đông, chiều dài khoảng 3km; Nâng cấp, mở rộng đường Phùng Hưng (đường TL70 cũ) đoạn qua địa phận quận Hà Đông, Vành đai 3,5 đoạn qua địa bàn quận Hà Đông, chiều dài khoảng 1,66km; Đường Ngô Thì Nhậm kéo dài từ đường Quang Trung (giáp nhà thi đấu thể thao) đến đường Nguyễn Thanh Bình; Chiều dài khoảng 1500m; Đường Nguyễn Văn Trác kéo dài; Đường kết nối các khu dân cư quận Hà Đông (5 tuyến đường BT); Triển khai các dự án đường giao thông hiện trạng trong khu dân cư giai đoạn 2021-2025; Thực hiện công tác duy trì, chống xuống cấp đối với các tuyến đường, hè phố.

Hạ tầng đô thị, Hệ thống không gian công cộng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các khu đô thị, khu nhà ở theo quy hoạch trong đó đảm bảo tiến độ đầu tư các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư trước nhằm đáp ứng như cầu của nhân dân khi dự án được đưa vào khai thác vận hành.

Nghiên cứu điều chỉnh diện tích đất khu vực bãi sông Đáy thuộc địa bàn phường Yên Nghĩa từ đất nông nghiệp công nghệ cao sang đất phát triển đô thị.

Thiết lập hệ thống quảng trường, các không gian giao lưu cộng đồng, không gian đi bộ gắn với công trình tượng đài, tượng đường phố, nghệ thuật gắn kết với các khu cây xanh, công viên, cơ quan, công trình hành chính công, cơ quan công sở, khu vui chơi giải trí; xây dựng tuyến phố đi bộ.

Hệ thống điện, chiếu sáng, nguồn cấp điện trên địa bàn Quận Hà Đông hiện nay ổn định, các trạm biến áp 110kV cấp điện cho quận Hà Đông đang vận hành bình thường.

Với vị trí địa lý, điều kiện giao thông, quận Hà Đông có nhiềm tiềm năng phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Để đảm bảo cấp điện cho Quận Hà Đông ổn định liên tục, trong thời gian tới ngoài 04 trạm 110kV (Hà Đông, Văn Quán, Mỗ Lao, Dương Nội) đang cấp điện thì sẽ có thêm 03 trạm 110kV cấp điện cho quận Hà Đông gồm: Phú Lương, Hà Đông 2 (Packcity) và Đồng Mai.

Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển chủ yếu về hệ thống chiếu sáng: Cải tạo, hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng đô thị phù hợp với tính chất, chức năng của công trình và tiêu chuẩn quy định. Tỷ lệ 100% đường đô thị và trên 90% đường ngõ xóm được chiếu sáng hiệu suất cao. Hình thành nên trung tâm điều khiển chiếu sáng tập trung cho toàn bộ các khu vực đô thị.

Hệ thống nghĩa trang, phương án phát triển đối với các nghĩa trang hiện tại, lộ trình thực hiện: Khi có quỹ đất dành cho các khu nghĩa trang tập trung của Thành phố, 41 nghĩa trang nằm trong khu vực quận Hà Đông nêu trên sẽ di chuyển phù hợp với quy hoạch hệ thống nghĩa trang của Thành phố và phần đất này được sử dụng làm đất cây xanh, thể dục thể thao theo quy hoạch. Thực hiện cải tạo chỉnh trang các nghĩa trang hiện hữu kết hợp trồng cây xanh nhằm hình thành các khu cây xanh kết hợp nghĩa trang.

Hệ thống xử lý chất thải rắn, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển chủ yếu: Tỷ lệ thu gom chất thải đô thị đạt 100%, tổ chức phân loại rác thải từ nguồn.

Phương án quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, làm tốt công tác quản lý đất đai, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, xây dựng trên đất nông nghiệp, đất công ích, đổ trộm phế thải... Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho nhân dân theo tinh thần Chỉ thị 09-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, phấn đấu hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu cho 100% số hộ đủ điều kiện và có nhu cầu...

Đối với phát triển, tổ chức không gian đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Hoàn thành 100% chỉ tiêu động viên, tuyển quân và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng. Không ngừng xây dựng củng cố lực lượng vũ trang theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chiến đấu cao...

Lâm Đồng chấm dứt 17 dự án sau kiểm toán, thanh tra

Lâm Đồng chấm dứt 17 dự án sau kiểm toán, thanh tra

(PLVN) - Đến ngày 31/8/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt 17 dự án (chấm dứt một phần đối với 14 dự án đầu tư và chấm dứt toàn bộ 3 dự án đầu tư) sau khi rà soát các dự án đầu tư ngoài ngân sách chậm tiến độ qua kết quả kiểm toán, thanh tra.
Một góc của Trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Các quận, huyện triển khai xây dựng kế hoạch lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 thế nào?

(PLVN) - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội được giao nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ để xin ý kiến, tiếp thu hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và dự kiến trình các cấp có thẩm quyền vào tháng 10-11/2023. Vậy các quận, huyện đã và đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch lập quy hoạch chung Thủ đô thế nào?
Quang cảnh phiên họp cho ý kiến về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). (Ảnh: Quochoi.vn)

Thường vụ Quốc hội đặc biệt lưu ý vấn đề chung cư mini khi thảo luận Dự án Luật Thủ đô

(PLVN) - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chỉ rõ, thực tế phát triển nội đô tại Hà Nội thời gian qua, nhất là sau vụ việc đau lòng cháy chung cư mini tại Khương Hạ cùng với việc tồn tại hơn 2.000 nhà riêng lẻ khác kiểu chung cư mini cho thấy việc định hướng xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội có phần khó kiểm soát.
Hình ảnh minh họa.

Bộ Xây dựng thông tin việc triển khai cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại Hà Nội, TP HCM

(PLVN) - Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin, nhiều địa phương đang tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ đã được nêu trong Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trong đó có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm, quyết liệt thực hiện công tác này...
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cần đáp ứng những yêu cầu gì?

(PLVN) - Việc lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội phải cụ thể hóa những tư tưởng chỉ đạo được ghi trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2045; bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hiện trường vụ cháy.

Bộ Xây dựng nói về vụ cháy 'chung cư mini': Địa phương buông lỏng quản lý trong cấp phép xây dựng

(PLVN) - Ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, cho biết, giấy phép xây dựng cấp cho ông Nghiêm Quang Minh (chủ nhà bị cháy), ghi rõ “được phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ” cao 6 tầng, trong đó không mô tả cụ thể nhà này có nhiều “căn hộ” hay không. Thực tế, ngôi nhà bị cháy là nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh (cho thuê, hoặc bán), gồm 9 tầng với 45 “căn hộ”, người dân quen gọi “chung cư mini”.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường phát biểu.

Tránh bán bất động sản du lịch như bán nhà ở

(PLVN) - Ngày 15/9, trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp bộ “Kinh doanh bất động sản (BĐS) du lịch - Những vấn đề pháp lý đặt ra”, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “BĐS du lịch - Lý luận và thực tiễn”.
Hiện trường nơi xảy ra vụ cháy chung cư mini tại ngõ 28/70 phố Khương Hạ

Nỗi lo 'cư dân mạng' sống tại chung cư mini

(PLVN) - Ngay sau khi vụ cháy chung cư mini tại ngõ 28/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội xảy ra, nhiều "cư dân mạn" đã thể hiện nỗi lo sợ khi sống tại chung cư mini.
Một góc đô thị huyện Gia Lâm.

Hà Nội xem xét Đề án thành lập quận Gia Lâm

(PLVN) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP Hà Nội mới có thông báo về nội dung, thời gian và công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 13) Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.